các mục tiêu và biện pháp thực hiện chính sách dân số Việt Nam hiện hành
Mục tiêu : Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chát lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và ...
Mục tiêu :
Mục tiêu tổng quát của chính sách dân số là thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nâng cao chát lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Mục tiêu cụ thể: là mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi cặp vợ chồng có 02 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc để quy mô dân số và phân bố dân cư phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội vào năm 2010; nâng chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.
Giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục, hạn chế các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (HIV)
Mở rộng nâng cao chất lượng các chương trình sức khoẻ sinh sản KHHGĐ.
Trong chiến lược dân số VN có 08 giải pháp: Lãnh đạo, tổ chức , quản lý; truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi;
Chăm sóc SKSS và KHHGĐ; Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu thông tin;Nâng cao trình độ dân trí tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới; Xã hội hoá và cơ chế chính sách; Tài chính và hậu cần; Đào tạo và nghiên cứu; trong các giải pháp trên có 1 số giải pháp cơ bản:
# Nâng cao chất lượng truyền thông dữ liệu.
– Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu dân cư dùng chung, là hệ thống động và Tin học hoá đảm nhận vai trò nồng cốt trong trao đổi thông tin dữ liệu với các dữ liệu chuyên ngành liên quan đến dân cư.
– Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành có chứa đựng các chỉ số dân số, các chỉ báo giám sát nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược chương trình dân số tại các cấp quản lý.
– Lồng ghép yếu tố dân số trong việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững với cơ cấu dân số và phân bổ dân cư hợp lý
Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò gia đình, bình đẳng giới.
– Tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao dân trí.
– Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo bình đẳng giới.
– Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo dạy nghề và phân công lao động.
– Củng cố thiết chế gia đình và nâng cao phúc lợi gia đình.
# XH hoá và cơ chế chính sách.
– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến dân số.
– Vận động và tổ chức thu hút sự tham gia rộng rãi của nười dân và toàn XH đối với công tác dân số, xây dựng cộng đồng trách nhiệm, tạo sự phối hợp liên ngành theo kế hoạch dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước.
– Tăng cường vai trò của cộng đồng.
– Huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, công đồng và người dân đối với công tác dân số.
# Tài chính và hậu cần.
– Huy động sự đóng góp tài chính từ nhiều nguồn dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và chính quyền các cấp.
– Sử dụng và quản lý nguồn lực.
– Chủ động sản xuấtt, nhập khẩu và cung ứng các phương tiện, dụng cụ tài liệu.
– Nâng vao hiệu quả hệ thống hậu cần về CSSKSS/KHHGĐ từ trung ương đến địa phương
# Đào tạo và nghiên cứu .
– Nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo chuyên ngành dân số theo hướng đổi mới cả về phương pháp và nội dung phục vụ thjiết thực các yêu cầu mới của công tác dân số.
– Gắn nghiên cứu với thực tế, triển khai đồng bộ các loại hình nghiên cứu, thừa kế vốn sản có, phát huy nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm tạo ra những nghiên cứu có chất lượng, vừa phục vụ công việc trước mắt, vừa chuẩn bị cho các bước phát triển của chương trình.