Trật tự xã hội, lệch lạc xã hội và kiểm soát xã hội
16.1. Trật tự xã hội: là một khái niệm biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính ngăn nắp của các hành động hay hệ thống xã hội. Khái niệm này bao hàm những khía cạnh khác nhau: – Ý tưởng về tính chủ định của hành vi xã hội của cá thể, về sự tồn tại của mối quan hệ qua lại, về sự đồng ...
16.1. Trật tự xã hội: là một khái niệm biểu hiện tính tổ chức của đời sống xã hội, tính ngăn nắp của các hành động hay hệ thống xã hội.
Khái niệm này bao hàm những khía cạnh khác nhau:
– Ý tưởng về tính chủ định của hành vi xã hội của cá thể, về sự tồn tại của mối quan hệ qua lại, về sự đồng tình, sự bổ sung và tính có sẵn trong các hành động của con người (họ có thể hành động một cách xã hội nếu như họ biết được họ chờ đợi ở nhau cái gì).
– Là khái niệm về tính bền vững và độ dài lịch sử của các dạng đời sống xã hội và việc hạn chế bạo lực trong đó TTXH là một sản phẩm của một chế độ xã hội nhất định. Nó được tạo ra và duy trì nhằm đạt được các hành vi thống nhất ở mọi người. Các TCXH duy trì TTXH. Trật tự xã hội là điều kiện để các xã hội liên kết với nhau.
16.2. Lệch lạc xã hội
16.2.1. Khái niệm: là thuật ngữ dùng để chỉ các dạng vi phạm khác nhau trong hệ thống các giá trị, chuẩn mực của xã hội.
Durkheim là người đầu tiên nghiên cứu sâu về khái niệm này và sau đó nhiều nhà Xã hội học khác cũng sử dụng chúng để giải thích một số hiện tượng xã hội.
16.2.2. Nguyên nhân của sự lệch lạc
– Sự trống rỗng và thiếu hụt về chuẩn mực giá trị.
– Mức độ tác động thấp của các chuẩn mực xã hội lên các cá nhân. Với tư cách là các công cụ hành vi điều chỉnh hành vi xã hội thì ảnh hưởng của chúng là không có hiệu quả.
– Mâu thuẫn giữa các chuẩn mực xác định mục đính hoạt động và các chuẩn mực điều hành phương tiện đạt các mục đích đó.
* Lệch lạc tồn tại trong cách phán xét của người khác. Một số quan điểm cho rằng lệch lạc là do xã hội tạo ra chứ không phải do chủ nhân hành động tạo ra.
* Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào quan niệm của các nhóm xã hội. Lệch lạc xã hội mang tính chất tương đối: không có lệch lạc nào bị lên án ở mọi nơi, mọi lúc, và lệch lạc đối với mọi người.
* Lệch lạc có thể dẫn tới phạm tội.
16.3. Kiểm soát xã hội
– Là cơ chế tự điều chính trong các hệ thống xã hội (tập đoàn, nhóm, tập thể, tổ chức) và trong toàn xã hội nói chung. Là việc tiến hành sự điều chỉnh hành vi con người thông qua chuẩn mực, đạo đức, pháp luật, hành chính…
– Chức năng của kiểm soát xã hội là tạo điều kiện cho sự vững chắc của hệ thống xã hội để duy trì ổn định xã hội và đồng thời để có những thay đổi tích cực trong hệ thống. Điều này đòi hỏi kiểm soát xã hội phải rất linh hoạt, mềm dẻo, phải có khả năng nhận biết được những sai lệch khác nhau có ý nghĩa đối với các quy tắc xã hội. Những sai lệch cần thiết cho sự phát triển xã hội thì cần được tạo điều kiện và khuyến khích.
– Kiểm soát xã hội tác động theo nguyên tắc phản hồi.
– KSXH được thực hiện trong quá trình xã hội hoá: Khi cá nhân nắm vững các chuẩn mực, giá trị xã hội, hình thành sự tự kiểm tra khi chấp nhận các vai trò khác nhau. Nó tác động thường xuyên đến các cá nhân thông qua những phản ứng đối với các ứng xử của cá nhân, qua cơ chế quyền lực, qua các mối quan hệ qua lại trong khi vận dụng đúng hướng hoặc tự phát các chuẩn mực xã hội.
– Là sự tái sản xuất các quy tắc, chuẩn mực ứng xử tạo điều kiện duy trì sự ổn định xã hội.