Các lệnh làm việc với khối
Định nghĩa một khối Cho phép nhóm các đối tượng hiện diện trên bản vẽ thành một khối mới. - Command line: -Block Block name (or ?): (nhập tên khối hoặc ?) insertion base point: (nhập điểm cơ sở để chèn) ...
Định nghĩa một khối
Cho phép nhóm các đối tượng hiện diện trên bản vẽ thành một khối mới.
- Command line: -Block
Block name (or ?): (nhập tên khối hoặc ?) insertion base point: (nhập điểm cơ sở để chèn)
Select object: (chọn các đối tượng cần nhóm vào khối)
Block name
Tên của khối có thể dài tới 31 ký tự và có thể dùng các ký tự đặc biệt hệt như ($), (-), (_). Nếu nhập vào một tên khối trùng với một tên khối nào đó đang tồn tại, AutoCAD sẽ nhắc: Block <tên> already exists: (khối <tên>đang tồn tại).
Sau khi xác định tên khối:
Nếu tên khối đã tồn tại thì AutoCAD hiện dòng nhắc
Redifine it? <N>: (Định nghĩa lại khối không? Nếu Y (yes)) có định nghĩa lại, còn N (No) là không định nghĩa lại và thoát khỏi lệnh Block.
Nếu tên khối chưa tồn tại thì AutoCAD sẽ yêu cầu xác định điểm cơ sở để chèn, đây là điểm được dùng để chèn khối vào bản vẽ. Tuy điểm này có thể lấy bất kỳ nhưng để thuận tiện cho quá trình quản lý và sử dụng khối cần chọn điểm này là điểm đặc trưng của khối. Insertion base point: Toạ độ điểm cơ sở (1)
Tiếp theo AutoCAD yêu cầu xác định các đối tượng thành phần của khối cũng bằng dòng nhắc:
select object: Chọn các đối tượng nhóm thành một khối
Sau khi định nghĩa khối xong, các nguyên thể được nhóm thành khối đó sẽ biến mất. Nếu muốn phục hồi phải dùng lệnh OOps.
? -- Listing Previously Defined Blocks
Nếu trả lời dòng nhắc ban đầu bằng ?, AutoCAD sẽ cho phép liệt kê một hoặc nhiều khối đã có. Khi đó sẽ có dòng nhắc
Block (s) name to list <*>: (nhập tên một hoặc nhiều khối, hoặc Enter để yêu cầu liệt kê tất cả các khối đã được định nghĩa trong bản vẽ hiện hành).
Các tham số của lệnh Block trên đây cũng có thể được khai báo thông qua hộp thoại (hình 6.8) nếu ta nhập lệnh bằng một trong các cách sau :
- Trên thanh công cụ chọn
Từ Draw menu, chọn Block -> Make...
- Command line: Block
Định nghĩa các tham số để tạo khối.Sau khi gọi hộp thoại 1 thao tác như sau:
Tại ô Name : đặt tên cho khối sẽ tạo
- Bấm để sau đó chọn các đối tượng thành phần của khối.
- Bấm để chọn điểm chèn của khối.
- Chọn đơn vị chèn khối Insert units
- Bấm để kết thúc.
Lệnh định nghĩa thuộc tính cho khối được tạo
- Từ Draw menu, chọn Block -> Define Attributes...
- Command line: attdef
Xuất hiện hộp thoại hình 2 dưới đây:
Định nghĩa thuộc tính cho khối.
- Mode : định kiểu
+ Invisible: Nếu chọn thuộc tính này thì các thuộc tính được định nghĩa sẽ không thể hiện trên màn hình;
+ Constant: Thuộc tính được định nghĩa có một tính chất cố định và không thể thay đổi được trong quá trình chèn khối vào bản vẽ;
+ Verify: Thuộc tính được định nghĩa sẽ hiển thị trên dòng nhắc cho bạn kiểm tra lại và nếu cần bạn có thể thay đổi quá trình chèn khối vào bản vẽ;
+ Preset: AutoCAD chèn khối vào bản vẽ và lấy giá trị thuộc tính được định nghĩa và không đặt ra câu hỏi.
- Attribute: thuộc tính
+ Tag - nhập tên của thuộc tính
+ Prompt - Nhập dòng nhắc nếu ta muốn nó xuất hiện khi chèn khối có chứa định nghĩa thuộc tính này.
+ Value - Nhập giá trị mặc định cho thuộc tính (nếu muốn có)
- Insertion point - điểm chèn
Cho phép nhập tọa độ điểm đầu của thuộc tính hoặc bằng thiết bị chỉ điểm trên màn hình (nháy chuột vào ô pick point).
- Text options: Cho phép xác định kiểu chữ, chiều cao, góc quay, kiểu căn lề cho thuộc tính.
+ Justication: Kiểu căn lề cho thuộc tính (giống như căn lề cho dòng text).
+ Text Style: Kiểu chữ để viết thuộc tính (đã được định nghĩa bằng lệnh Style).
+ Height: Chiều cao chữ
+ Rotation: Góc quay của dòng text.
- Align below previous attribute: Nếu chọn chức năng này sẽ cho phép tạo một thuộc tính mới có các thông số Text options giống như của thuộc tính vừa tạo thành trước đó. Riêng insertion point thì giống như khi trong lệnh Text mà ta ↵ size 12{↵} {} (để xuống dòng).
Sau khi chọn lựa xong và OK, có thể thấy tên của thuộc tính xuất hiện trênmàn hình. Để gắn thuộc tính vào khối nào đó, khi chọn các thành phần của khối thì ta phải chọn cả các thuộc tính này (nháy chuột vào tên của thuộc tính).
Lệnh chèn khối thông qua hộp hội thoại
Cho phép chèn một khối đã được định nghĩa (hay một bản vẽ đang tồn tại) vào bản vẽ hiện hành thông qua hộp thoại (hình 3).
- Tại thanh công cụ,chọn
Từ Insert menu, chọn Block
Hộp thoại Insert.Các tùy chọn trong hộp thoại này như sau:
Name... nhập tên khối cần chèn vào ô soạn thảo tên khối hoặc nháy chuột vào ô block... để xuất hiện hộp thoại phụ và chọn tên block cần chèn trong các block đã được định nghĩa của bản vẽ hiện hành.
Browse... bấm chọn phím này (nếu muốn chèn khối là một bản vẽ có trên đĩa) để xuất hiện hộp thoại phụ và chọn tên file đang tồn tại trong thư mục hiện hành hay các thư mục khác. Insertion point: điểm chèn. Nhập tọa độ của điểm sẽ chèn khối vào bản vẽ. Khi đó một bản sao của khối sẽ được vẽ vào bản vẽ, sao cho điểm cơ sở của khối (base point) sẽ trùng hoàn toàn với điểm chèn (insertion point) vừa nhập.
Scale : (tỷ lệ) cho phép phóng, thu khối theo cả ba phương với tỷ lệ tùy ý. Tỷ lệ theo các phương có thể khác nhau. Nếu dùng hệ số tỷ lệ giá trị âm có thể lấy đối xứng.
Rotation (quay): cho phép xoay khối khi chèn vào bản vẽ với góc quay tương ứng được nhập vào trong ô soạn thảo Rotation.
Explode (tách ra): Nếu dùng chức năng này cho phép chèn một khối như là một tập hợp các nguyên thể riêng lẻ chứ không phải là một thực thể đơn. Khi đó có thể hiệu chỉnh riêng cho từng nguyên thể của khối. Khi dùng chức năng expode, khối sẽ được chèn với các hệ số tỷ lệ X, Y, Z bằng nhau, có nghĩa là chỉ dùng một hệ số tỷ lệ và không có giá trị âm.
Ngoài ra ta cũng xó thể chèn khối văn bản vẽ mà không cần thông qua hộp thoại bằng cách từ dòng lệnh gõ kèm thêm dấu trừ (-) trước lệnh Insert.
- Command line: -Insert
Enter block name or [?] : nhập tên khối hay ? để liệt kê các khối đã được định nghĩa trong bản vẽ.
Specify insertion point or [Scale/X/Y/Z/Rotate/PScale/PX/PY/PZ/PRotate]: nhập điểm chèn khối trên bản vẽ
Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] <1>: nhập hệ số tỷ lệ theo phương X
Enter Y scale factor <use X scale factor>: nhập hệ số tỷ lệ theo phương Y,(mặc định bằng X)
Specify rotation angle <0>:>: Nhập góc quay
Các tùy chọn của lệnh này như sau:
Corner - đỉnh góc: Tùy chọn này cho phép xác định tỷ lệ X và Y đồng thời; chức năng này dùng điểm chèn và một điểm khác như là hai đỉnh của một hình chữ nhật. Kích thước X và Y của hình chữ nhật chính là tỷ lệ X và Y. Để dùng chức năng corner, sau dòng nhắc Scale factor phải vào một điểm, diểm này sẽ là điểm thứ hai của hình chữ nhật. Nếu điểm thứ hai nằm bên trái điểm chèn sẽ có tỷ lệ X là âm, nếu điểm thứ hai nằm trên điểm chèn sẽ có tỷ lệ Y là âm.
XYZ: tùy chọn này cho phép chèn các đối tượng 3 chiều (3D) vào bản vẽ. Sau khi thực hiện các thao tác trên, khối được chèn vào bản vẽ sẽ có điểm cơ sở trùng với điểm chèn và tuân theo tỷ lệ cũng như góc quay đã đặt.
Ngoài trình tự thao tác như trên khi thực hiện lệnh insert ta có thể đảo ngược một phần, bằng cách nhập tỷ lệ trước khi nhập điểm chèn. Điều này tiện lợi khi ta kéo khối vào vị trí (vì có hiện tượng kéo lê (drag) nên thấy trước được vị trí của khối trong bản vẽ). Để thực hiện thao tác này, cần vào một trong các tùy chọn sau để trả lời dòng nhắc insertion point.
Scale: AutoCAD sẽ nhắc vào tỷ lệ chung cho cả 3 trục X, Y, Z và sẽ không nhắc vào tỷ lệ sau khi chọn điểm chèn nữa.
XScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho X
YScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho Y
ZScale tương tự Scale nhưng chỉ vào tỷ lệ cho Z
Rotate: AutoCAD sẽ nhắc vào góc quay và cũng sẽ không nhắc vào góc quay sau đó nữa.
PScale tương tự như scale, nhưng tỷ lệ này chỉ dùng để hiển thị khi kéo khối vào vị trí.
AutoCAD vẫn nhắc vào tỷ lệ sau khi vào điểm chèn. PXScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ X
PYScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ Y
PZScale tương tự PScale nhưng chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ Z
PRotate tương tự Rotate nhưng AutoCAD nhắc vào lại góc quay sau đó.
Sau khi vào một trong các tùy chọn trên dòng nhắc insertion point: lại xuất hiện để ta vào một chức năng khác hoặc vào điểm chèn.
Duy trì sự riêng biệt giữa các phần khi chèn.
Khi chèn một khối nhưng muốn duy trì sự riêng biệt của các nguyên thể phải đặt dấu sao (*) trước tên khối
Chèn một file vào bản vẽ
Một bản vẽ có thể coi như một khối khi chèn vào bản vẽ khác, khi sử dụng lệnh insert AutoCAD sẽ tìm file bản vẽ cần chèn (với điều kiện không có một tên khối nào được định nghĩa trùng với tên file) và coi file đó như một khối để chèn. Nó sẽ dùng tên file làm tên khối, sau đó lệnh insert hoạt động bình thường. Để thực hiện việc chèn một file như chèn một khối, cần trả lời dòng nhắc Block name như sau:
tên khối = tên file
Command: insert ↵ size 12{↵} {}
Block name (or?): Chair = Chair ↵ size 12{↵} {}
(Gắn file Chair.dwg thành khối Chair)
Nếu quên tên file có thể vào dấu (~) sau dòng nhắc Block name để hiển thị hộp thoại select drawing file (chọn file bản vẽ) và có thể chọn file cần chèn thông qua hộp thoại này.
Thay đổi một bản vẽ đã được chèn
Giả sử bản vẽ bulong được chèn vào bản vẽ LAP, khi đó bulong là một khối của bản vẽ LAP. Ta muốn thay đổi khối bulong trong bản vẽ LAP, các thay đổi này sẽ không tự động cập nhật được trên bản vẽ LAP. Muốn cập nhật được - có nghĩa muốn thay đổi được khối bulong trong bản vẽ LAP - phải dùng lệnh insert và trả lời dòng nhắc Block name, theo các cách sau:
Tên khối = tên file (sử dụng khi tên khối khác tên file)
Tênkhối =(sử dụng khi tên khối trùng tên file)
Tên khối = ~(nếu muốn xác định tên file bằng hộp thoại)
Sau khi đọc xong định nghĩa khối từ file, AutoCAD sẽ thông báo: Block <tên khối> redefined (khối <tên khối> được định nghĩa lại)
Sau đó AutoCAD cập nhật các thay đổi cho định nghĩa khối. Nếu chỉ muốn thay đổi định nghĩa khối mà không chèn thêm khối vào bản vẽ phải trả lời Ctrl + C cho dòng nhắc insertion point.
Command: insert ↵ size 12{↵} {}
Block name (or?): bulong = ↵ size 12{↵} {}
Block bulong redefired insert point: Ctrl + C
Chèn một khối vào nhiều vị trí được sắp xếp thành mảng
Có thể xem lệnh minsert như là lệnh đơn kết hợp từ hai lệnh insert và array rectangular. Ví dụ ta định chèn đối tượng “Ghế bành” vào bản vẽ với 3 hàng và 5 cột đối tượng (hình 4). Thứ tự tiến hành như sau:
- Command line: minsert
Command: minsert
Enter block name or [?] <Ghế bành>: ↵ size 12{↵} {}
Specify insertion point or [Scale/X/Y/Z/Rotate/PScale/PX/PY/PZ/PRotate]: chọn một điểm bắt đầu chèn
Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] <1>: chọn tỉ lệ hướng X hoặc ↵ size 12{↵} {}
Enter Y scale factor <use X scale factor>: chọn tỷ lệ hướng Y
Specify rotation angle <0>: chọn góc quay cho đối tượng
Enter number of rows (---) <1>: 3 (3 hàng)
Enter number of columns (|||) <1>: 5 (5 cột)
Enter distance between rows or specify unit cell (---): 20 (khoảng cách giữa các hàng)
Specify distance between columns (|||): 20 (khoảng cách giữa các cột)
Sử dụng lệnh Minsert.
Lệnh chia đối tượng vẽ thành nhiều phần bằng nhau
Lệnh Divide chia một đối tượng thành nhiều phần có độ dài bằng nhau và đặt các điểm đánh dấu (point) dọc theo đối tượng tại các điểm chia.
- Từ Draw menu,chọn Point-> Divide
- Command line: Divide
Select object to divide: chọn đối tượng cần chia
Enter the number of segments or [Block]: B
Entername of block to insert: Ghế bành
Align block with object? [Yes/No] <Y>: Y
Enter the number of segments: 10
Sử dụng lệnh Divide.Một đối tượng có thể được chia ra thành từ 2 đến 32767 phân đoạn. Các đối tượng được chia bởi lệnh divide là line, arc, circle và 2D polyline. Sau khi chia xong vị trí chia được đánh dấu bằng điểm (point), có dạng và kích thước của kiểu điểm hiện thời.
Lệnh chia đối tượng theo độ dài đoạn
Lệnh Measure cho phép đo đối tượng bằng một đoạn (segment) có độ dài xác định. Các đối tượng có thể chọn cho lệnh này là line, arc, circle và polyline. Cấu trúc của lệnh Measure tương tự lệnh Divide.
Từ Draw menu, chọn Point-> measure
- Command line: measure
Select object to measure: chọn đối tượng bằng cách điểm vào đối tượng
Specify length of segment or [Block]: B
Enter name of block to insert: Ghế bành 1
Align block with object? [Yes/No] <Y>: Y
Specify length of segment: 12 (chiều dài đoạn chèn)
Sử dụng lệnh Measure.Length of segment
Tùy thuộc vào điểm khi chọn đối tượng ở gần đầu nào, AutoCAD sẽ bắt đầu đo từ đầu đó.
Đoạn cuối cùng có thể ngắn hơn các đoạn khác. Tại các điểm chia được đánh dấu bằng point.
Phân đoạn đối tượng là một đoạn thẳng
Phân đoạn đối tượng là một đường tròn
Phân đoạn đối tượng là một đường Polyline
Ghi block ra đĩa
Cho phép ghi toàn bộ hay một phần bản vẽ hay một khối đã định nghĩa thành một file bản vẽ mới để khi cần có thể chèn vào bản vẽ như một khối.
- Command line: Wblock
AutoCAD hiển thị hộp hội thoại hình 7. Qua đó NSD có thể đặt tên và ghi File File cho khối vẽ đã định nghĩa.
Sử dụng lệnh Measure.
- Block : ghi khối ra File, chức năng này sẽ cho phép ta sử xuất một trong các khối (Block) đã định nghĩa ra File.
- Entire drawing : Lựa chọn này cho phép ghi toàn bộ các nội dung trên bản vẽ hiện tại ra File.
- Objects : Chỉ ghi một số đối tượng theo chỉ định của NSD. Với lụa chọn này thì NSD phải có thêm động tác chọn đối tượng ;chọn điểm chèn .
- File Name:Nhập vào tên file sẽ ghi của khối.
- Location : địa chỉ ghi File. Có thể bấm để chọn địa chỉ nghi File từ hộp thoại.
- Insert units : đơn vị tính của Block.
Sau khi đã lựa chọn đúng các tham số trên bấm chọn để kết thúc lệnh.
Lệnh làm tan khối
Lệnh explode tan khối (kể cả khối ẩn danh như kích thước, mẫu mặt cắt v.v... do AutoCAD định nghĩa) và thay thế bằng các nguyên thể tạo ra khối đó.
Lệnh này có tác dụng khi cần hiệu chỉnh các nguyên thể thành phần của khối.
- Tại thanh công cụ, chọn .
Từ Modify menu, chọn Explode
- Command line: Explode
Select object: (chọn khối cần làm tan).
Các đối tượng chèn bằng lệnh minsert.
Các khối có tỷ lệ X,Y,Z không bằng nhau.