24/05/2018, 20:20

Cá diêu hồng

hay cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ là một loài cá nước ngọt có tên khoa học là Red Tilapia, thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae). Thuật ngữ diêu hồng hay điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam, người dân bản xứ còn gọi cá ...

hay cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ là một loài cá nước ngọt có tên khoa học là Red Tilapia, thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae). Thuật ngữ diêu hồng hay điêu hồng được xuất phát từ việc dịch từ tiếng Trung Quốc. Ở Việt Nam, người dân bản xứ còn gọi cá diêu hồng là cá rô vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau.[1][2]

thực chất là “con lai” của cá rô phi đen, thịt của hai con cá này có thành phần dinh dưỡng như nhau. được người Trung Quốc phát hiện và phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán cao hơn cá rô phi đen. Hiện nay giá cá điêu hồng đã khá rẻ là do ngày càng có nhiều người nuôi, năng suất cũng khá cao.[

Xuất sứ sâu xa của cá diêu hồng là từ Đài Loan. Năm 1968, người ta phát hiện một số cá bột rô phi cỏ (Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn.

Người ta tiếp tục cho lai O. mosambicus đột biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ (diêu hồng), những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau.

Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản và đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể đạt 500 – 600 gam hoặc hơn sau 5 tháng nuôi, đạt 1.200 gam trong 18 tháng.

Năm 1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam trong vòng 18 tháng. Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt.

Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm đen. Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên “Diêu hồng” hay “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là “hồng điêu” theo tiếng Trung Quốc)

Người ta còn lai rô phi màu đỏ (diêu hồng) với dòng O.aureus cho ra được F1 có 65% màu đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 – 3 kg.

Khi lai cá diêu hồng với dòng O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen và 100% là cá đực.

Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá diêu hồng từ AIT (năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của cá diêu hồng với độ mặn, pH, nhiệt độ,...

Từ năm 1997, cá diêu hồng được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay Việt Nam đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.[4]

Như vậy, cá diêu hồng về bản chất cũng chỉ là cá rô phi có màu đỏ. Sau khi đã có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triển mạnh nuôi dòng cá này với cá được xử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Nuôi rô phi đỏ đơn tính đực đã xuất phát từ Đài Loan và đã nuôi ổn định từ những thập niên 80 của thế kỷ trước.

Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh.

Hiện nay, cá diêu hồng được phát triển rộng rãi ở các nước khác nhau ở Châu Á với các dòng khác nhau qua lai tạo và cách thức nuôi khác nhau.

Những đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi được xác định như sau:

Môi trường sống

là một loài cá nước ngọt, được hình thành qua quá trình chọn lọc nhân tạo nên môi trường sống chủ yếu là nuôi nhốt. Cá thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước.

Cá thịt có thể nuôi trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/con chỉ từ 7 – 8 tháng và tỷ lệ hao hụt thấp.

Tập tính ăn

Đây là loài cá ăn tạp, thức ắn thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và các chất như mùn bã hữu cơ, tảo, ấu trùng, côn trùng, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,...

Nói chung cá điêu hồng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đây là đặc điểm thuận lợi cho nuôi thâm canh. Ngoài ra có thể tận dụng các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làm nguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.

Trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25%). Nhưng do thả cá nuôi trong vèo với mật độ cao, nên cần thiết phải sử dụng thức ăn dạng viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi. Thức ăn công nghiệp được sản xuất tại những hãng có uy tín thường có đầy đủ thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid....

Sinh sản

Về sinh sản, cá diêu hồng là loài nắm đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi ương trong lồng, chậu thì không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chập, lồng. Môi trường nuôi chủ yếu trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau 1 năm nuôi, cá đạt 200 – 500g/cn; khi nuôi bè cá lớn nhanh hơn (đạt trọng lượng 200 – 500g/con chỉ 7 – 8 tháng) và tỷ lệ hao hụt thấp.

Về sinh sản: Cá điêu hồng thuộc loại mắn đẻ, đẻ quanh năm, ấp trứng trong miệng. Có thể ương cá con trong ao hoặc trong chậu, lồng. Khi ương trong ao cần bón phân gây thức ăn tự nhiên để nuôi cá bột, còn khi nuôi trong lồng, chậu thì không cần bón phân nhưng phải thường xuyên vệ sinh chậu, lồng.

nấu canh chua

là một loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, thịt cá diêu hồng có màu trắng, trong sạch, các thớ thịt được cấu trúc chắc và đặc biệt là thịt không quá nhiều xương. Đặc biệt là cá có hàm lượng mỡ cao nên ăn rất béo. thường được chế biến thành các món ăn ngon và hấp dẫn như: hấp tương[5] nấu riêu[6] Lẩu cá diêu hồng[7] nướng lá sen[8] Ngoài ra còn cá diêu hồng được sử dụng để làm các món ăn thông dụng khác như các món luộc, chiên, rán, kho….

Có một số thông tin cho rằng một số con cá diêu hồng mập một cách khác thường là do trong thức ăn của cá có chất gây béo phì. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, không riêng gì cá mà các vật nuôi khác khi nuôi công nghiệp cũng sẽ phát triển nhanh, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể vật nuôi nhiều, đối với cá thì trở nên béo ú, điều đó là bình thường.

Có thể vì vậy, chất lượng thịt của cá tuy không ngon bằng nuôi thả tự nhiên nhưng vẫn bảo đảm các thành phần dinh dưỡng, không hề có hóa chất độc hại nào tồn dư trong cá. Vì vậy, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.[9]

Ở Đài Loan

Được coi là đi đầu về nuôi cá diêu hồng ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi ghép trong ao. Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71% xuất sang Mỹ.

Phương thức nuôi cá diêu hồng ở Đài Loan: nuôi đơn cá diêu hồng trong bể ximăng hình bát giác (tám cạnh) 100 m2, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ cá thả 100 – 200 gam, mật độ 50 – 100 con/ m2. Dùng thức ăn công nghiệp 3 – 4 lần/ ngày. Sau 3 – 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 – 4 tấn/ bể, cỡ cá trung bình 600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 – 1,4.

Ngoài ra còn nuôi trong bè 7 × 7 × 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20 – 30 gam/ con, mật độ 4.000 – 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày. Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gam sau 4 – 5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3 – 5,4 tấn/ 2 vòng nuôi một năm. Tuy sản lượng giảm nhưng sản phẩm rô phi Đài Loan có chất lượng rất cao.

Việc chăn nuôi cá diêu hồng được thực hiện theo hình thức thâm canh.

Ở Indonesia

Ở Indonesia, được nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai tượng trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón.

Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích thước 7m x 7m x 2 m, thả 100 đến 150 kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp.

Sau 60 – 120 ngày thu được 626 – 1.200 kg cá cỡ 250 – 300 gam cho một bè nuôi. Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá 50gam, cho ăn thức ăn công nghiệp). Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/ bè với hệ số thức ăn 1,2.

Nuôi trong ao nước lợ (15%o) điện tích 4.000m2 cỡ cá 3 – 5 cm thả 10.000 con/ ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt cỡ 200 gam, năng suất 1,7 – 2 tấn/ ao, tỉ lệ sống 80 – 85%.

Việc chăn nuôi cá diêu hồng được thực hiện theo hình thức quảng canh.

Ở Thái Lan

Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá diêu hồng đơn tính đực và ứng dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT. Có trại sản xuất giống được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 – 20 triệu cá giống đơn tính (99% đực).

Về bố trí nuôi: ước tính 80% nuôi trong ao nước ngọt và 20 % trong ruộng lúa (cả rô phi đỏ và rô phi vằn). Nuôi ghép với cá khác như cá chép, cá mè vinh, cá mè trắng, cá mè hoa và một số loài cá bản địa khác.

Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh) khá phát triển và năng xuất tương đối cao (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản lượng cá diêu hồng của thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/ năm (1998: 147.522 tấn).

Việc chăn nuôi cá diêu hồng được thực hiện theo hình thức thâm canh.

Ở Malaysia

Ở Malaysia, công nghệ nuôi thâm canh cá diêu hồng trong bè được nhập từ Singapore trong thập niên 1980.

Cá giống 25 – 125 gam/ con được thả nuôi trong bể ximent tam giác (33 x 14 x 15 m) với 250 – 1.000 kg cá giống / bể. Cho ăn thức ăn công nghiệp và thay nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 – 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 – 750 gam, hệ số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84%.

Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 x 3 x 2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ1 kg/ con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7.

Việc chăn nuôi cá diêu hồng được thực hiện theo hình thức thâm canh.

Ngoài các nước trên, nghề nuôi cá diêu hồng còn phát triển ở các nước như Singapore (nuôi theo hình thức thâm canh, trong bè ngoài biển), Myanmar (quảng cảnh ao nước ngọt).

được chăn nuôi chủ yếu ở miền Nam bộ mà tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lưu thích hợp nhất cho loài cá này.

Trước đây, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nuôi cá diêu hồng chủ yếu là thả tự nhiên trong ao, thức ăn đơn giản chỉ là rau, cám. Cá lớn lên trong môi trường tự nhiên nên thời gian nuôi kéo dài, trung bình 6-7 tháng mới thu hoạch. Trọng lượng và chất lượng cá vì thế cũng không đồng đều.

Khi thị trường tiêu thụ mạnh các loại cá này, người nuôi bắt đầu áp dụng kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu chọn giống, dựng bè đến chăn thả thức ăn, do đó cá lớn rất nhanh.

Tỉnh Tiền Giang là tỉnh hiện có trên 450 bè cá, trong đó 80% là cá điêu hồng, loại cá này được người dân trong tỉnh thả nuôi ở hầu hết các khu vực ven sông Tiền, trên ao và cả trên ruộng lúa... Chúng ăn tạp và tương đối dễ nuôi, nay được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, đầy đủ dinh dưỡng nên cá lớn nhanh và mập như béo phì.

Việc chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, bằng việc nuôi đơn trong Bể ximent nước ngọt. Mật độ trung bình khoảng 180-200 con/m2 mặt nước. Thức ăn của cá chủ yếu là thức ăn viên bán nhiều trên thị trường của các hãng quen thuộc như Cargill, CP, Masster, Vĩnh Tường..., thành phần cơ bản bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid... Thông thường có con trọng lượng 120 con/kg, nuôi 4-4,5 tháng là thu hoạch cá đạt 1 kg/con.

có kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật nuôi được áp dụng hiện nay ở Việt Nam như sau:[10][11][12]

Về ao nuôi:

Ao nuôi phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự là bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi. Chọn ao có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết.

Mật độ nuôi:

Có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn... Nếu nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.

Lượng thức ăn:

Tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn.

Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước, lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Theo dõi thường xuyên tình hình nước trong ao (màu sắc, mùi vị ...). Nếu thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu dưỡng khí.

Số lần cho ăn trong ngày:

Có thể cho cá điêu hồng ăn nhiều lần, có thể 3 - 4lần/ngày, vì cá có tập tính khi đói thì lên tầng trên bắt mồi, lúc đã ăn no mồi thì bơi xuống tầng dưới và cho cá ăn với lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá tăng trọng.

Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 5 - 7%/trọng lượng cá/ngày, khi cá lớn cho ăn khoảng 2 – 3%. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để có thể điều chỉnh kịp thời.

Về thu hoạch:

Cá nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con, nếu được chăm sóc tốt, trong trường hợp cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 - 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.

Sản xuất giống cá diêu hồng đơn tính đực:

Việc nuôi cá diêu hồng đơn tính đực sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với nuôi cá bình thường, vì cá cái có một thời gian dài ấp trứng và nuôi con trong miệng nên phải nhịn ăn. Vì vậy khi nuôi chung cá đực cái thì cá đực thường có trọng lượng lớn hơn do ít tốn năng lượng cho quá trình sinh đẻ và khi nuôi toàn cá đực thì không có sự sinh sản, chúng ta kiểm soát được mật độ cá thả. Người nuôi có thể chủ động quy cỡ thương phẩm tùy theo giá cả thị trường. Nhờ vậy giá trị và hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương pháp chính để có cá diêu hồng đơn tính đực:

1. Phương pháp thủ công: dùng mắt thường phân biệt và tách riêng cá đực và cá cái lúc cá đã phân rõ đực cái bằng phần phụ sinh dục: cá đực có 2 lỗ huyệt, cá cái có 3 lỗ. Cách này dùng cho những ao nuôi nhỏ, có nhiều người cùng làm một lúc. Nhưng hạn chế khi cần có số lượng giống lớn

2. Phương pháp di truyền: Bằng phương pháp lai khác loài ( khi nuôi chung cá cái loài này với cá đực loài khác hoặc ngược lại) sẽ tạo được cá lai đơn tính hoặc bất thụ, Ví dụ :

* Cá đực lai với Cá cái

* Rô phi cỏ O. mosambicus x Rô phi vằn O. niloticus

* Rô phi O. hornorum x Rô phi đỏ

* Rô phi O. aureus x Rô phi đỏ

Người ta còn tạo ra rô phi siêu đực ( có nhiễm sắc thể YY), khi thả ghép cá siêu đực với cá cái bình thường sẽ cho ra đàn cá có tỷ lệ đực rất cao ( lý thuyết là 100%)

3. Phương pháp hóa sinh: cho cá bột ăn thức ăn có trộn hormone 17a methyltestosterone ( viết tắt là MT) hoặc 17a ethynyltestosterone (ET) trong 21 ngày tuổi đầu tiên. Rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng công nghệ này.

Ở Thái lan đã phát triển công nghệ từ những thập niên 90, ở Đài loan từ những năm 80 của thế kỷ 20. Ở Việt Nam, từ 1993 cũng đã áp dụng chuyển đổi giới tính cá diêu hồng bằng MT ở nhiều cơ sở sản xuất cá giống.[13][14]

là một loại cá đang được thị trường ưa chuộng và là một trong những loại cá được nuôi phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi nuôi thử nghiệm và phát triển đại trà thời gian gần đây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, trên các tuyến sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên, có 525 lồng bè nuôi cá, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó chủ yếu nuôi cá điêu hồng do giá ở mức 24.000 - 25.000 đồng/kg, dễ tiêu thụ, người nuôi lời khoảng 3.000 - 5.000đồng/ kg. So với hồi tháng 5 giá cá loại I lên tới 35.000đ/kg so với thời điểm này giá có phần giảm.

Ở Vĩnh Long có những năm sản lượng cá đạt khoảng 3.200 tấn, tăng khoảng 400 tấn so với cùng kỳ và dự kiến sẽ tăng khi số lượng lồng bè có thể lên tới 150 bè lớn, 200 bè trung, 150 bè nhỏ và 200 lồng. Số lồng, bè đang nuôi cá đã tăng lên đến 440 chiếc, trong đó bè nuôi cá điêu hồng lên tới 378 chiếc.

Về giá cả, giá cá diêu hồng nuôi bè đang tăng mạnh, hiện thương lái đến mua tận bè với giá 30-31 ngàn đồng/kg, tăng từ 3-4 ngàn đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây.[15]

Tiền Giang hiện có gần 1.600 lồng bè nuôi cá, chủ yếu là nuôi cá điêu hồng với sản lượng cá thịt cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 18.000 tấn, tập trung chủ yếu ở Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành.

Giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang đang tăng mạnh và hút hàng. Hiện nhiều thương lái đến tận bè thu mua cá với giá 30.000-31.000 đồng/kg (tùy từng loại), tăng 3.000-4.000 đồng/kg so với tháng trước.

Theo các chuyên gia ngành thủy sản, cá điêu hồng chủ yếu được tiêu thụ ở nội địa, chưa có thị trường xuất khẩu nên đã ảnh hưởng đến việc mở rộng qui mô nuôi loại cá này.[16]

Theo các hộ nuôi cá, nguyên nhân cá tăng giá mạnh là do cung không đủ cầu, ở một số địa phương đang xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc nên người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang dùng cá điêu hồng nhiều hơn.

Tuy giá cá tăng cao nhưng giá nguyên liệu đầu vào như con giống, nhân công, thuốc thú y, đặc biệt là giá thức ăn (chiếm 80-85% giá thành sản xuất) liên tục tăng khiến người nuôi không có lãi.

Mức giá cá diêu hồng trung bình trên thị trường trong các siêu thị là 35.000 đ/1kg[17][18]

0