24/05/2018, 20:22

Các nghiệp vụ chủ yếu của kho bạc nhà nước

Theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 01 tháng 04 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Chính phủ ) về việc thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước ra đời với các chức năng chủ ...

Theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 01 tháng 04 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Chính phủ ) về việc thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước ra đời với các chức năng chủ yếu là:

- Quản lý thu - chi quỹ Ngân sách Nhà nước và tài sản Nhà nước.

- Tổng kế toán Quốc gia.

- Ngân Hàng Chính phủ.

Trên cở sở 3 chức năng chủ yếu như trên, hệ thống kho bạc nhà nước được Chính Phủ giao cho các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể, có thể khái quát các nhiệm vụ như sau:

Nghiệp vụ Thu Ngân sách

Thu ngân sách là một nhiệm vụ rất quan trọng của kho bạc nhà nước. Tập trung các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chính xác. Đồng thời thực hiện phân bổ và điều tiết các nguồn thu cho các cấp ngân sách, đảm bảo phân cấp quản lý và sử dụng kho bạc nhà nước đúng luật.

Thu ngân sách bao gồm:

- Thu trong Ngân sách: Các khoản thu từ thuế, thu phạt, thu từ phát hành Trái phiếu kho bạc nhà nước...

- Thu ngoài Ngân sách: Các khoản thu từ vay các quỹ dữ trữ, các quỹ của các tổ chức tài chính tín dụng khác.

Nghiệp vụ Chi Ngân sách

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quĩ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp, nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.

- Chi thường xuyên, bao gồm các khoản cho:

+ Hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội, thông tin tuyên truyền, thể dục, thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường. Các hoạt động sự nghiệp Kinh tế, Quốc phòng, An ninh và trật tự an toàn xã hội. Các hoạt động sự nghiệp khác.

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước.

+ Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt nam.

+ Hoạt động của U ỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Liên đoàn lao động Việt nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam, Hội Nông dân Việt nam.

+ Trợ giá theo chính sách của nhà nước, các chương trình Quốc gia hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo qui định của Chính phủ, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.

+ Trả lãi tiền do Nhà nước vay.

+ Viện trợ cho các Chính phủ và Tổ chức nước ngoài.

+ Các khoản chi khác theo qui định của Pháp luật.

- Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn.

+ Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước góp vốn cổ phần, liên doanh và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo qui định của Pháp luật.

+ Chi hỗ trợ đầu tư Quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế , dự trữ Nhà nước, cho vay của Chính phủ để đầu tư và phát triển.

- Chi trả tiền gốc do Nhà nước vay ( Phát hành công trái, Trái phiếu ...)

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.

Nghiệp vụ Huy động vốn ( Phát hành Trái phiếu, công trái )

Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, là một nhiệm vụ quan trọng đã được Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho hệ thống KBNN. Nguồn vốn huy động nhằm để bù đắp một phần thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Hình thức huy động vốn chủ yếu là: Phát hành Công trái, Phát hành Trái phiếu, Tín phiếu .

Việc thực hiện phát hành được triển khai qua nhiều kênh: Phát hành trực tiếp qua KBNN, đấu thầu qua Trung tâm giao dịch Chứng khoán, Đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, bảo lãnh phát hành.

Nghiệp vụ Kho quỹ

Đây là một nghiệp vụ mang tính rất đặc thù của các ngành quản lý và kinh doanh tiền tệ. Kho quỹ của kho bạc nhà nước chủ yếu thực hiện 2 nghiệp vụ là thu và chi tiền mặt qua quỹ kho bạc nhà nước.

- Các khoản nhập vào quỹ kho bạc nhà nước được thực hiện thông qua các nghiệp vụ như: Thu Ngân sách, thu từ bán Công trái, trái phiếu, tiếp quỹ từ cấp trên.

- Các khoản xuất quỹ kho bạc nhà nước chủ yếu thực hiện qua các nghiệp vụ chi ngân sách: Chi thường xuyên, chi uỷ quyền, chi trả gốc, lại các khoản huy động, Chi tiếp quỹ cấp dưới.

Bên cạnh đó nghiệp vụ kho quỹ còn có nhiệm vụ tiếp nhận và bảo quản các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá, vàng bạc, đá quí...

Nghiệp vụ Quản lý, cấp phát các chương trình mục tiêu, thanh toán đầu tư xây dựng cơ bản

Trong những năm gần đây, do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng trên khắp mọi miền. Đảng và Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực vào đầu tư XDCB, hàng loạt các chương trình cấp Quốc gia về hỗ trợ các dân tộc thiểu số, các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn qua nghèo nàn, hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu.

Bên cạnh đó là sự sắp xếp và phân cấp lại bộ máy quản lý về Đầu tư XDCB qua việc giải thể Hệ thống Đầu tư Phát triển nên một bộ phận của Hệ thống Đầu tư cũ được xát nhập vào hệ thống KBNN hình thành nên nghiệp vụ Thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Các nghiệp vụ chủ yếu là:

- Quản lý và các phát các chương trình mục tiêu của Chính phủ: KBNN tiếp nhận và phân bổ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế, nông nghiệp tại các vùng, các xã đặc biệt khó khăn trên phạm vi Toàn quốc.

- Tiếp nhận các nguồn vốn cho đầu từ XDCB, thực hiện thanh toán cho các công trình Đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

Thanh toán Uỷ nhiệm chi giữa các kho bạc nhà nước

Thực hiện chi và phân bổ ngân sách nhà nước ở các cấp, khi có nhu cầu thanh toán qua uỷ nhiệm chi giữa các kho bạc nhà nước chủ yếu thực hiện thông qua hệ thống thanh toán LKB. Hình thức có thể thực hiện bằng thư, điện tử. Các giấy uỷ nhiệm chi từ kho bạc nhà nước A được lập thành các Bảng kê LKB và được chuyển tới kho bạc nhà nước B để hoàn tất việc thanh toán cho khách hàng.

Thanh toán Uỷ nhiệm thu giữa các kho bạc nhà nước

Đây cũng là một hình thức nhằm thuận tiện cho việc đóng góp vào ngân sách nhà nước của các đơn vị, cá nhân thông qua nộp thuế. Cũng tương tự như thanh toán uỷ nhiệm chi, các uỷ nhiệm thu cũng được lập từ kho bạc nhà nước A được lập thành các bảng kê LKB và được chuyển tới kho bạc nhà nước B để hoàn tất việc thanh toán cho khách hàng.

Thanh toán chuyển tiền bán Trái phiếu, Công trái

Thanh toán LKB góp phần rất lớn trong việc tập trung nhanh các khoản tiền thu được từ phát hành công trái, trái phiếu về kho bạc nhà nước cấp trên.

Các bảng kê chuyển tiền được lập theo qui định của thanh toán LKB từ kho bạc nhà nước A ( kho bạc nhà nước cấp dưới ) được lập thành các bảng kê LKB và được chuyển tới kho bạc nhà nước B (kho bạc nhà nước cấp trên ) để nhanh chóng tổng hợp được tình hình phát hành trong các đợt và sớm bổ sung cho ngân sách nhà nước.

Thanh toán chuyển nguồn giữa các quỹ

Thanh toán LKB góp phần chuyển nguồn nhanh cho các kho bạc nhà nước ( Chủ yếu chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới ). Các khoản thanh toán này chủ yếu là các khoản trợ cấp cân đối ngân sách, chuyển nguồn hoạt động cho các đơn vị cấp dưới...

Hình thức thực hiện cũng theo qui trình lập bảng kê từ kho bạc nhà nước A được chuyển tới kho bạc nhà nước B.

- Thanh toán chuyển nguồn Đầu tư, các chương trình mục tiêu..

Các nguồn vốn cấp phát và thanh toán cho Đầu tư XDCB, các chương trình mục tiêu được trích từ ngân sách nhà nước, hệ thống kho bạc nhà nước từ Trung ương tới địa phương thực hiện chuyển các nguồn này cho các đơn vị kho bạc nhà nước trực tiếp thanh toán, cấp phát.

Hình thức thực hiện cũng được thông qua thanh toán LKB. Các bảng kê phản ánh nguồn vốn được lập tại kho bạc nhà nước A và chuyển tới kho bạc nhà nước B, nơi tiếp nhận các nguồn đó.

0