25/05/2018, 14:42

Bộ Loa kèn

(Liliales), còn gọi là bộ Hành (theo tên gọi chi Hành - Allium) là một bộ thực vật một lá mầm. Các loài trong bộ này chủ yếu là các loại cây thân thảo, nhưng cũng có dạng dây leo và cây bụi. Chúng chủ yếu là cây lâu năm, với các cơ quan dự trữ thức ăn ...

(Liliales), còn gọi là bộ Hành (theo tên gọi chi Hành - Allium) là một bộ thực vật một lá mầm. Các loài trong bộ này chủ yếu là các loại cây thân thảo, nhưng cũng có dạng dây leo và cây bụi. Chúng chủ yếu là cây lâu năm, với các cơ quan dự trữ thức ăn là thân hành hay thân rễ.

Theo cách tiếp cận hiện đại thì bộ Liliales chứa 10 họ, trong đó họ Corsiaceae là đáng chú ý do họ này chứa các loài thực vật hoại sinh. Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới. Các họ lớn hơn cả (với trên 100 loài) chủ yếu phân bổ tại Bắc bán cầu hoặc phân bổ khắp thế giới với trung tâm ở phía bắc. Ngược lại, các họ nhỏ (tới 10 loài) chủ yếu phân bổ ở Nam bán cầu hoặc đôi khi chỉ ở Australia hay Nam Mỹ. Tổng số loài trong họ này chỉ khoảng 1.300 và là tương đối nhỏ.

Giống như các nhóm cây thân thảo khác, các mẫu hóa thạch của bộ Liliales là ít thấy. Người ta chỉ tìm thấy một vài hóa thạch của chúng từ thời kỳ thế Eocen (34-56 triệu năm trước), chẳng hạn như Petermanniopsis anglesaensis hay Smilax, nhưng sự xác định chúng vẫn chưa rõ ràng. Các hóa thạch khác là Ripogonum scandens từ thế Miocen (5-23 triệu năm trước). Do sự khan hiếm dữ liệu, dường như người ta không thể xác định chính xác niên đại và sự phân bổ ban đầu của bộ này. Người ta cho rằng bộ Liliales có nguồn gốc từ giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng, khoảng trên 100 triệu năm trước. Sự đa dạng hóa ban đầu thành các họ diễn ra khoảng 48-82 triệu năm trước (Vinnersten và Bremer, 2001).

Loài điển hình của bộ này là hoa loa kèn (huệ tây), mà theo tên gọi khoa học của chi này là Lilium người ta đã đặt tên khoa học cho bộ này.

Đã từng có thời gian mà rất nhiều chủng loại thực vật được đặt trong bộ này, nhưng kể từ thời kỳ đó thì nhóm này đã được chia nhỏ, với nhiều họ đã chuyển sang các bộ khác và tạo ra hai bộ mới là Dioscoreales (Củ nâu) và Asparagales (Măng tây). Nhiều chi trước đây được phân loại trong họ Loa kèn (Liliaceae) đã được đưa sang các họ khác. Hệ thống APG II (do Angiosperm Phylogeny Group tạo ra) năm 2003 đã xác định 10 họ trong bộ Liliales, nhưng hệ thống APG III năm 2009 dù cũng có 10 họ, nhưng có sự thay đổi một chút; với họ Luzuriagaceae bị sáp nhập vào trong họ Alstroemeriaceae như là phân họ Luzuriageae, đồng thời bổ sung thêm họ Petermanniaceae với chỉ 1 loài duy nhất, tách ra khỏi họ Colchicaceae:

Hệ thống phân loại APG được nhiều nhà thực vật học công nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng các hệ thống phân loại khác cũng được sử dụng nhiều. Hệ thống Cronquist có ảnh hưởng lớn đưa các họ sau vào trong bộ Liliales:

  • Agavaceae - thùa
  • Aloaceae
  • Cyanastraceae
  • Dioscoreaceae
  • Haemodoraceae
  • Hanguanaceae
  • Iridaceae
  • Liliaceae
  • Philydraceae
  • Pontedederiaceae
  • Smilacaceae
  • Stemonaceae
  • Taccaceae
  • Velloziaceae
  • Xanthorrhoeaceae

Cây phát sinh chủng loài của bộ Loa kèn so với các bộ thực vật một lá mầm khác lấy theo APG III.

Cây phát sinh chủng loài trong nội bộ bộ Loa kèn lấy theo APG III.

0