25/05/2018, 14:42

Ốc anh vũ

(danh pháp khoa học: Nautilus pompilius), sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) rất cổ xưa, đến nay đã trải qua cuộc đời dâu bể 350 triệu năm. Nó là một trong 4 loài ốc anh vũ của chi ...

(danh pháp khoa học: Nautilus pompilius), sống dưới đáy biển sâu vài trăm mét vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. là loài động vật thân mềm (nhuyễn thể) rất cổ xưa, đến nay đã trải qua cuộc đời dâu bể 350 triệu năm. Nó là một trong 4 loài ốc anh vũ của chi Nautilus còn sinh tồn nên được coi là một dạng hóa thạch sống, đồng thời nó cũng là loài điển hình của chi Nautilus và họ Lautilidae. Đây cũng là loài duy nhất bắt gặp tại Việt Nam

có chiếc vỏ cứng rất đẹp, bên ngoài có vằn hình lượn sóng xám đỏ xen nhau, bên trong là lớp xà cừ trắng bạc long lanh, có thể được coi là thứ đồ trang sức đẹp. Thân ốc mềm nằm trong vỏ, đối xứng 2 bên. Từ trung tâm vỏ óc ra đến miệng có những lớp màng ngăn chia vỏ thành hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông, dùng để điều tiết sự phân bố khí, làm cho ốc nổi hoặc chìm.

là loài động vật chân đầu (Cephalopoda) cổ nhất còn lại. Quanh miệng ốc và 2 cạnh đầu có 90 xúc tu, trong đó có 2 cái chập lại rất dày, sau khi co vào vỏ nó bít miệng lại để tự vệ. Khi vồ mồi, toàn bộ xúc tu đều mở ra. Khi nghỉ ngơi xúc tu đều co vào trong vỏ, chỉ để lại một vài cái cảnh giới. Nó còn có một phễu phun nước cấu tạo bởi 2 mảnh cơ hợp lại.

Nó có thể tự do điều tiết sự phân bố khí trong buồng khí của cơ thể để điều khiển sự chìm nổi, lại có thể phun nước qua chiếc phễu để di chuyển trong làn nước xanh, rất giống sự hoạt động của một tàu ngầm. Người ta gọi nó là tàu ngầm sống.

thường nằm phục dưới đáy biển sâu, nó bò bằng xúc tu, phục kích trong đá san hô và đá; đôi khi phun phễu để di chuyển. Nhất là vào những lúc sau cơn bão vào buổi chiều, chúng kéo đàn nổi lên mặt nước, nhưng chỉ một lát rồi lại trở về đáy biển.

0