Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22
Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 có bảng ma trận đề thi Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 có đáp án mới nhất Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm học 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm, ...
Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22
Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 có đáp án mới nhất
Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 năm học 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp trọn bộ 2 môn Toán, Tiếng Việt có đáp án và bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô khi ra đề thi học kì cho các em học sinh. Sau đây mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo và tải về trọn bộ đề thi, đáp án.
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt trường tiểu học Hanh Cù, Thanh Ba năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán trường tiểu học Hanh Cù, Thanh Ba năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán, Tiếng Việt trường tiểu học Y Tý số 2, Lào Cai năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán
Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Bài 1. Chữ số 6 trong số 461 có giá trị là:
A. 6 B. 60 C. 600
Bài 2. Giá trị của biểu thức: 27 : 3 + 45 là:
A. 54 B. 55 C. 56
Bài 3. Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: 3m 8cm = .... cm.
A. 38 B. 380 C. 308
Bài 4. Hình ABCD có số góc vuông là:
A. 2
B. 3
C. 4
C. D
Bài 5. 124 x 3 = .... Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 362 B. 372 C. 374
Bài 6. Gấp số 5 lên 4 lần ta được số......?
A. 20 B. 25 C. 30
II: Phần tự luận (6 điểm)
Bài 7. Đặt tính rồi tính
a) 125 + 238
b) 424 - 81
c) 106 x 8
d) 486 : 6
Bài 8. Một quyển sách truyện dày 128 trang. An đã đọc được 1/4 số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang nữa mà An chưa đọc?
Bài 9. Tính nhanh:
a) 4 x 126 x 25
b) (9 x 8 – 12 – 5 x 12) x (1 + 2 + 3 + 4 + 5)
>> Tham khảo Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 theo TT 22 năm 2017 - 2018
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3
Đề số 2
Bài 1. Các bài tập dưới đây có kèm theo 4 câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (3 điểm)
Câu 1: Số lớn nhất trong các số 978, 789, 987, 897 là:
A. 987 B. 897 C. 789 D. 978
Câu 2: Kết quả của phép tính 567 – 367 là:
A. 204 B. 200 C. 300 D. 304
Câu 3: Kết quả của phép chia 35 : 4 là:
A. 9 B. 9 (dư 2) C. 9 (dư 3) D. 8 (dư 3)
Câu 4: Tính: 153 × 5 = ?
A. 565 B. 555 C. 765 D. 768
Câu 5: 2m 9cm = ? cm
A. 209 B. 290 cm C. 209 m D. 209 cm
Câu 6: Năm nay con 8 tuổi, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
A. 11 tuổi B. 21 tuổi C. 22 tuổi D. 24 tuổi
Bài 2. Tính giá trị biểu thức: (2 điểm)
a. 90 + 28 : 2 b. 123 × (82 – 80)
.................... . .....................
.................... ......................
Bài 3. Giải toán: (3 điểm)
Một cửa hàng bán được 200 mét vải xanh, số mét vải đỏ bán được bằng 1/2 số mét vải xanh. Hỏi cửa hàng đó đã bán được tất cả bao nhiêu mét vải xanh và đỏ?
Bài giải
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4. Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 189 : 6 =.................
b) 250 : 5 =..................
Đề số 3
Câu 1: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4):
Kết quả phép tính 152 x 4 là:
A. 408
B. 608
C. 208
Câu 2: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
36 : 3 =
A. □ 12
B. □ 21
Câu 3: (1 điểm)
Chu vi hình vuông ABCD là:
A. 6cm
B. 9cm
C.12cm
Câu 4: (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ trống:
6m 54cm = ..........cm
3m 2dm = ..........dm
Câu 5: (2 điểm) Tìm x:
a/ 8 x X = 184
b/ x : 5 = 156
Câu 6: (1 điểm) Đặt tính rồi tính:
a)156 + 272 c) 436 x 2
b) 689 - 295 d) 540 : 3
Câu 7: (2 điểm) Bài toán
Mẹ Nam nuôi 48 con gà. Sau đó đã bán đi 1/6 số gà. Hỏi mẹ Nam còn lại bao nhiêu con gà?
Câu 8: Trong một phép chia có số chia là 8, thương bằng 24 và số dư là 7. Tìm số bị chia?
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 1
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (1 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
1. Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (3 điểm)
* Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào?
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động?
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp."
a. là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
b. câu lạc bộ
Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu câu "Ai thế nào?"
Câu 8: Đặt 1 câu theo mẫu câu "Ai làm gì ?"
B. Viết (6 điểm)
I. Chính tả (3 điểm)
- Nghe – viết:
Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
II. Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về các thành viên trong gia đình em.
Gợi ý:
Gia đình em gồm có những ai?
Công việc của mọi người trong gia đình?
Tình cảm của em đối với mọi người trong gia đình như thế nào?
Tình cảm của mọi người đối với em như thế nào?
>> Tham khảo đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2017 - 2018 theo Thông tư 22
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề số 2
I/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những diệu nhạc li kí, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. lúa vàng gợn sóng. Xa xa giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, bóng sừng trâu dưới ánh chiều, kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Nguyễn Khắc Viện
Đọc thầm bài văn trên, sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ đến hình ảnh nào?
a. Cánh đồng b. Đàn trâu
c. Cây đa d. Mái đình
2/ Từ ngữ nào dưới đây tả thân cây đa?
a. rất to b. ôm không xuể
c. lớn hơn cột đình d. chót vót
3/ Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh b. 2 hình ảnh
c. 3 hình ảnh d. 4 hình ảnh
4/ Các từ nào dưới đây nói về đặt điểm của con người?
a/ Tiên ông, nhà vua.
b/ Chăm chỉ, tốt bụng.
c/ Nhìn ngắm, mơ ước.
5/ Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào?
6/ Đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì?
7/ Khoanh vào mẫu câu "Ai là gì?"
a/ Cửa Tùng là nơi có bãi tắm đẹp nhất.
b/ Trưa, nước biển Cửa Tùng chuyển sang màu xanh lơ.
c/ Khi Chiều tà, nước biển Cửa Tùng đổi sang màu xanh lục.
8/ Trong câu "Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền', từ chỉ hoạt động là:
a/ Vất vả.
b/ Đồng tiền
c/ Làm lụng
II/ Chính tả - Tập làm văn: (10 điểm)
1/ Chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc chậm cho học sinh (nghe - viết) bài, thời gian khoảng 15 phút.
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn (5 đến 7 câu) thăm một người bạn thân của em mà em yêu mến.
Đề số 3
I- PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
* Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 Tiếng Việt tập 1B trả lời 1-2 câu hỏi trong nội dung đoạn vừa đọc.
* Đọc thầm: (4 điểm)
A/ Đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao nhà rông phải cao và chắc? (1 điểm)
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
Câu 2: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (1 điểm)
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.
Câu 3: Gian giữa của nhà rông dùng làm gì? (1 điểm)
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
Câu 4: Tìm hình ảnh so sánh với nhau bằng cách gạch dưới các từ ngữ được so sánh trong câu thơ sau: (0,5 điểm)
Cây cau vươn trước sân nhà
Tán cau xoè rộng như là chiếc ô.
Câu 5: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
b) Ngựa tuần tra biên giới, dừng đỉnh đèo hí vang.
c) Trẻ em như búp trên cành.
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Rừng cây trong nắng” SGK Tiếng Việt 3, tập 1B, trang 111.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về quê hương em hoặc nơi em đang sống theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?