Bồ Đề
Trong tiếng Việt, bồ đề hay có thể có các nghĩa sau: Tên gọi của một họ và chi thực vật có tên khoa học tương ứng là Styracaceae và Styrax. Các loài thuộc họ/chi này có thể có nhiều tên gọi khác nhau. Cây bồ đề là tên gọi thông ...
Trong tiếng Việt, bồ đề hay có thể có các nghĩa sau:
Tên gọi của một họ và chi thực vật có tên khoa học tương ứng là Styracaceae và Styrax. Các loài thuộc họ/chi này có thể có nhiều tên gọi khác nhau.
Cây bồ đề là tên gọi thông dụng của 3 loại cây khác nhau:
Cây bồ đề (chi Styrax) là một loại cây thuộc chi Styrax và có tên khoa học là Styrax tonkinensis. Tại Việt Nam, loài cây này được trồng đại trà để sản xuất gỗ làm giấy hay diêm.
Đề (thực vật) là một loại cây thuộc chi Ficus và có tên khoa học là Ficus religiosa. Đây là một loại cây lớn, có lá xanh lục, hay xuất hiện ở châu Á, đặc biệt Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Dương. Loại cây này gắn liền với lịch sử phát triển của Phật giáo. Còn gọi đơn giản là cây đề.
Cây bồ đề Tây hay cây đoạn là các cây thuộc chi Tilia.
Trong Phật giáo thì từ "Bồ đề" có thể có các nghĩa sau:
Trạng thái tu hành thành đạt, bồ-đề.
Tên của một đại sư Tây Tạng: Bồ-đề đạo thứ đệ và của Sơ Tổ Thiền Tông: Bồ-đề-đạt-ma.
Tên của một tác phẩm quan trọng của đại sư A-đề-sa: Bồ-đề đạo đăng luận.
Đạo Tràng (tiếng Anh: Boddha Gaya): tên của một ngôi tháp tối cổ tại Patna, bang Bihar, Ấn Độ, một thánh địa nơi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo.
Trường Bồ đề: tên gọi cơ sở giáo dục tư thục tiểu học và trung học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Trong lịch sử Việt Nam, xưa là tên một bến nước thuộc làng Phú Viên ở đầu cầu Long Biên về phía Gia Lâm, Hà Nội. Ở đây có một cây bồ đề lớn, nay không còn, mà người ta cho rằng nghĩa quân Lam Sơn đã có doanh trại đóng xung quanh cây này. Cuối năm 1426, Lê Lợi đem quân từ Lam Sơn (Thanh Hóa) ra đánh quân Minh đã đóng quân ở đây. Cỏ đã đi vào trong câu hát đồng dao của trẻ em
Nhong nhong, ngựa ông đã về
Cắt cỏ cho ngựa ông ăn
Ở đây, cỏ là cỏ mọc ở vùng , tuy nhiên sau này nhiều người cho rằng cỏ bồ đề là một loài cỏ nào đó, có lẽ là một điều không chính xác.
Tại đây, đã trở thành tên thôn, rồi tên làng, sau đó là tên xã và cuối cùng là tên phường, nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Chùa cũng nằm ở làng này.
Xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Làng thuộc xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, nơi có những xe nước nổi tiếng một thời.
Sông chảy trên địa bàn xã Tam Giang huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.