13/01/2018, 22:10

Bộ 3 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa có đáp án đầy đủ vừa cập nhật 2017 – Nêu vị trí giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ

Bộ 3 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa có đáp án đầy đủ vừa cập nhật 2017 – Nêu vị trí giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ Dưới đây là Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 được Dethikiemtra sưu tầm và tổng hợp dành cho các bạn học sinh tham khảo, tự luyện tập nhằm củng cố lại kiến thức, học tốt ...

Bộ 3 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa có đáp án đầy đủ vừa cập nhật 2017 – Nêu vị trí giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ

Dưới đây là Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 được Dethikiemtra sưu tầm và tổng hợp dành cho các bạn học sinh tham khảo, tự luyện tập nhằm củng cố lại kiến thức, học tốt môn Địa lớp 9.

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 9

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: ( 3 điểm)

Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng trung du miền núi Bắc Bộ để phát triển kinh tế?

Câu 2: ( 2 điểm)

Nêu vị trí giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ?

Câu 3: ( 2 điểm)

Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Câu 4: ( 3 điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (Năm 1995 = 100%)

( Đơn vị: %)

Tiêu chí

Năm

1995199820002002
Dân số100,0103,5105,6108,2
Sản lượng lương thực100,0117,7128,6131,1
Bình quân lương thực theo đầu người100,0113,8121,8121,2

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng?

b.       Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi của dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở ĐBSH trong thời gian trên?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu

Đáp án

Điểm
Câu 1

( 3 điểm)

* Thuận lợi:

– Đất Fe ra lít hình thành trên đá vôi ở trung du và miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng.

– Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh  trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Đầu nguồn các con sông lớn nhiều ghềnh thác  phát triển thủy điện.

– Khoáng sản: là vùng giàu khoáng sản như than, sắt. Apatít, đá vôi thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

– Biển nhiều hải sản thuận lợi cho đánh bắn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông vận tải biển.

– Du lịch: Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, Hồ Ba Bể…

 

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

* Khó khăn:

– Tây Bắc địa hình núi cao, hiểm trở, giao thông khó khăn.

– Khí hậu khắc nghiệt, sói mòn, sạt lở đất, lũ quyét, môi trường suy giảm.

 

0,5

0,5

Câu 2

( 2 điểm)

– Giới hạn:

+ Kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.

– Vị trí:

+ Phía bắc giáp trung du miền núi Bặc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

+ Phía tây giáp Lào.

 

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

( 2 điểm)

 

– Nói du lịch là thế mạnh vùng DHNTB vì vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn:

– Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Các bãi tắm đẹp: Non Nước, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né.

+ Vườn quốc gia: Núi Chúa.

– Tài nguyên du lịch nhân văn: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4

( 3 điểm)

a. Vẽ biểu đồ:- Vẽ đủ 3 đường, chính xác, đẹp, dùng các kí hiệu để phân biệt 3 đường khác nhau; ghi đầy đủ tên biểu đồ, chú thích, đơn vị các trục.

b.  Nhận xét:- Dân số, SLLT và BQLT theo đầu người đều tăng nhưng tốc độ tăng không giống nhau, SLLT và BQLT theo đầu người tăng nhanh hơn dân số.

1,5

1,5


ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm).

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 2: (2,0 điểm).

Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi gì về dân cư, xã hội?

Câu 3: (3,0 điểm).

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 4: (2,0 điểm).

Tây Nguyên có những khó khăn gì về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế?

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Câu

 ĐÁP ÁN

Điểm
1

(3,0 điểm)

– Các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương.

– Các nhà máy thủy điện: Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang, Nậm Mu, Sơn La.

-Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên

-Trung tâm công cơ khí: Thái Nguyên, Hạ Long

-Trung tâm công nghiệp hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì.

– Chế biến thực phẩm: Việt trì, Hạ Long…

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2

(2,0

điểm)

 Thuận lợi về dân cư, xã hội của đồng bằng sông Hồng:

– Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

– Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

– Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

3

(3,0 điểm)

 

* Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên – Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

* Vai trò:

– Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Là trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

– Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận.

 1,0

1,0

0,5

0,5

 

4

(2,0 điểm)

Khó khăn của vùng Tây Nguyên về tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế:

– Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.

– Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi trước đây để lại hậu quả xấu về môi trường. Mùa khô nguy cơ cháy rừng cao.

– Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao.

– Cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng còn nhiều hạn chế.

 

 

 

0,5

0,5

0,5

0,5


ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3,0 điểm).

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Câu 2: (3,0 điểm).Dựa vào bảng số liệu thống kê sau:

Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ( người/ km2 )

Các vùng20032011
Cả nước246265
Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Tây Bắc

+ Đông Bắc

115

67

141

119

69

150

Đồng Bằng sông Hồng11921949
Bắc Trung Bộ202299
Duyên hải Nam Trung Bộ194197
Tây Nguyên8497
Đông Nam Bộ476631
Đồng bằng sông Cửu Long425427

a- Nhận xét sự gia tăng mật độ dân số giữa các vùng lãnh thổ nước ta từ 2003 -2011?

b- Giải thích vì sao mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ tăng cao hơn so với Trung du  và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

Câu 3: (2,0 điểm).

Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư không đều ở nước ta?

Câu 4: (2,0 điểm).

Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta.

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

Câu

Đáp án

Điểm
1

(3,0 điểm)

 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở ba mặt:

– Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

– Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

– Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

– Hình thành 7 vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.

 

1,0

1,0

0,5

0,5

2

(3,0

điểm)

 a. Nhận xét: (1,5 điểm)

– Mật độ dân số nước ta năm 2011 tăng cao hơn năm 2003 ở tất cả các vùng.

– Những vùng có mật độ dân số tăng cao là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

– Những vùng có mật độ dân số tăng thấp là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ

b. Giải thích:  (1,5 điểm)

– Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mật độ dân số tăng cao so với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

+ Quy mô dân số lớn

+ Sự gia tăng dân số của vùng cao.

+ Đây là vùng nhập cư.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

3

(2,0 điểm)

 

Giải thích vì sao dân cư có sự phân bố không đều.

– Dân cư đông ở đồng bằng, ven biển và đô thị, vì có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hình, đất, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế…)

– Miền núi  thưa dân vì có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt, giao thông khó khăn…. Đa số dân cư sống ở nông thôn vì nước ta xuất phát từ nông nghiệp và hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp.

 

1,0

1,0

4

(2,0 điểm)

* Nhận xét: Các vùng trồng lúa ở nước ta chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung; ngoài ra lúa còn trồng ở các cánh đồng thuộc trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên.

*Giải thích: Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng lúa: đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nguồn nước dồi dào; cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi; đông dân cư, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước…

1,0

1,0

 


0