21/02/2018, 10:04

Bình luận ý kiến Người chê ta mà chê phải thì là thầy của ta…

Đề bài: Bình luận ý kiến: Người chê ta mà chê phải thì là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ chính là kẻ thù của ta. Những lời ngon ngọt có thể nói ai cũng thích nghe, những lời ong bướm, khen ngợi thì rất thích còn khi bị chê cười nói thẳng ...

Đề bài: Bình luận ý kiến: Người chê ta mà chê phải thì là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ chính là kẻ thù của ta.

Những lời ngon ngọt có thể nói ai cũng thích nghe, những lời ong bướm, khen ngợi thì rất thích còn khi bị chê cười nói thẳng những cái xấu của mình thì không bằng lòng và ghét họ. Con người chúng ta là vậy chỉ thích nghe những lời hay ý đẹp về mình mà phủ nhận đi những điều xấu cũng như ghét những người chê mình. Nhưng chúng ta không biết rằng: “Người chê ta mà chê phải thì là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn của ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ chính là kẻ thù của ta. ”

Câu nói trên nổi bật lên ba phạm trù đó là khen, chê, nịnh bợ. Khen là dùng những lời vàng ý ngọc của mình để khen ngợi việc làm của người khác. Chê là thái độ không đồng tình những việc làm cũng như tính tình của người khác. Còn nịnh hót là khi ta tâng bốc họ lên chín tầng mây trong khi họ chỉ là địa ngục, đó là những lời nói sai lệch giữa hiện thực và lý tưởng đó.

Trước hết người chê ta mà chê phải thì là thầy của ta, như trên đã biết chê là trạng thái không đồng tình với những hành động và tính tình hay bất kì những gì là không tốt của người đó. Con người ta không thích bị chê chính vi thế mà khi bị chê chúng ta sẽ trở nên ghét người chê mình. Bởi ai cũng muốn mình đẹp trong mắt người khác mà không biết khắc phục những cái xấu của mình. Người chê ta chính là thầy của ta nhưng với điều kiện là chê đúng cái xấu của ta. Vì chính những lời nói thật sự và đau lòng ấy lại khiến cho ta nhận ra được những sai lầm thiếu xót của mình để từ đó biết khắc phục sửa chữa. Chứ không biết mình xấu cái gì nghĩ đẹp hết thì không thẻ trở thành một người hoàn thiện thật sự được. Ví dụ như Bác Hồ dám nói thẳng những khuyết điểm của các cán bộ là dấu dốt thì từ đó những anh bộ đội cán bộ cách mạng mới rút ra kinh nghiệm về mình. Như vậy Bác Hồ chính là thầy dạy của những cán bộ ấy và cũng như thế ai chê ta mà đó là sự thật thì chúng ta không nên ghét họ trái lại phải cảm ơn họ vì những góp ý đó. Tại sao không nói người khen là bạn mà lại nói là thầy vì người chỉ ra lỗi sai của ta giúp cho ta hoàn chỉnh thì đó chính là thầy.

Tiếp đến người khen ta mà khen phải là bạn của ta, khen thì ai cũng thích mà khen thật thì lại càng thích hơn. Người khen thật là bạn của ta vì những lời khen ấy cũng xuất phát từ sự thật lòng của mình. Những lời khen ấy giống như những lời nhận xét chân thành của bạn bè đối với mình. Ví dụ bạn là một cô gái xinh xắn, học giỏi, hát hay mà bạn của bạn khen như vậy thì đó chính là người bạn thật sự không nịnh nọt không thấy không bằng mà chê bai. Người khen ta chỉ là bạn thôi, vì sự khen ngợi thì là mặt tốt của ta rồi, đó là cái ta đã biết nên không thể làm thầy của ta được. Mặt khác khen nhiều có thể gây ra những ảo tưởng về bản thân của mình, tự kiêu tự phụ cho nên khen đúng chỉ có thể là bạn. thật ra thì bạn cũng quý lắm rồi.

Khen phải thì như thế nhưng có những trường hợp lại là khen dối, cái sự khen dối đó là sự ninh bợ vuốt ve. “Những kẻ vuốt ve nịnh bợ chính là kẻ thù của ta. ” Loại này rất đáng khinh. Có thể ban đầu chúng cho ta lên tận chín tầng mây đấy, nói ta như một nàng tiên thật đấy nhưng ngay cả khi nói ra những lời nịnh bợ ấy thì chắc hẳn trong bụng người đó đã đang cười vào bộ mặt mình rồi. Nịnh bợ là khen giả dối, nói những điều không thật với chính mình làm cho mình ảo tưởng rồi đến lúc ngã ra biết sự thật thì đã qua muộn. Chẳng hạn mình cũng chỉ bình thường thôi nhưng bạn nịnh bợ mình rằng xinh nhất lớp rồi này nọ thì tự dưng ta thấy ảo tưởng về sức đẹp bản thân mình. Chính vì thế đến khi sự thật là bạn bình thường sẽ khiến cho bạn thất vọng. và có nhiều trường hợp còn nặng nề hơn mức ấy, không những làm cho cười cho thiên hạ mà còn gây ra những hậu quả rất nặng nề như thất vọng quá mà bị sốc, trầm cảm….

Như vậy ta thấy câu nói trên là một câu nói hoàn toàn đúng. Chúng ta rất mong muốn được khen nhưng hãy thích những lời khen thật vì nếu bạn thích nịnh bợ thì sẽ bị kẻ gian lợi dụng để đạt mục đích của nó. Những ai chê ta thì đừng có thù hận gì họ vì nếu những lời chê ấy không đúng thì những người xung quanh ta cũng chẳng tin vào những điều họ nói, còn chê thật và bản thân thấy đúng thì đừng ngại ngần mà sửa sai bạn nhé.

0