24/05/2017, 13:05

Bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ngữ văn 10

Binh luan cau tuc ngu An qua nho ke trong cay – Đề bài: Truyền thống của người Việt Nam là luôn nhớ về cội nguồn. Em hãy viết bài văn bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để làm rõ điêu Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cùng với đó là sự ...

Binh luan cau tuc ngu An qua nho ke trong cay – Đề bài: Truyền thống của người Việt Nam là luôn nhớ về cội nguồn. Em hãy viết bài văn bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để làm rõ điêu Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cùng với đó là sự hình thành của những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác như “Tôn sư trọng đạo”, nhân nghĩa, thủy chung…Và một trong rất nhiều ...

– Đề bài: Truyền thống của người Việt Nam là luôn nhớ về cội nguồn. Em hãy viết bài văn bình luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để làm rõ điêu

Dân tộc Việt Nam đã trải qua lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, cùng với đó là sự hình thành của những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác như “Tôn sư trọng đạo”, nhân nghĩa, thủy chung…Và một trong rất nhiều truyền thống tốt đẹp ấy là thái độ kính trọng, biết ơn. Đây cũng chính là nội dung của câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Cũng như nhiều câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này có hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được những hoa thơm, quả ngon ngọt, tươi mát để ăn thì phải biết nhớ đến công lao của những người đã mất công trồng, chăm sóc cái cây đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

binh luan cau tuc ngu an qua nho ke trong cay

Sau khi phân tích nghĩa của câu tục ngữ, ta mới thấu hiểu bài học sâu sắc, quý báu mà câu tục ngữ mang lại. Đây có thể coi như một châm ngôn sống của mỗi người. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa được thể hiện qua nhiều lĩnh vực. Trong giáo dục, chúng ta có ngày 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là dịp để tất cả học sinh gửi lên tri ân sâu sắc nhất đến thầy cô của mình – những người đã hết lòng tận tâm, tận tụy vì sự nghiệp trồng người cao cả. Chúng ta cũng đã có nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói đến sự biết ơn của học sinh với thầy cô giáo của mình như:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Hay:

“Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy”.

Trong gia đình, chúng ta có ngày quốc tế phụ nữ (8/3) để tôn vinh người phụ nữ nói chung và người mẹ nói riêng đã mang ơn sinh thành và nuôi dạy ta khôn lớn thành người:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Hay ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) là ngày cả nước tưởng nhớ đến những liệt sĩ đã hi sinh thân mình hoặc những thương binh đã mất đi một phần thân thể vi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột. Công sức của họ thật lớn lao, ta phải ghi nhớ rằng nếu không có những con người ấy – những con người chấp nhận hi sinh cá nhân vì lợi ích của cả một dân tộc thì mãi mãi chúng ta không có được ngày hôm nay và phải sống trong kiếp nô lệ, bị áp bức nặng nề. Vào ngày này ta đã làm rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như: dâng hoa và tổ chức vệ sinh sạch sẽ nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức thăm hỏi tặng quà những thương binh, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Hàng tháng họ cũng được hỗ trợ phần nào về kinh tế để giảm bớt khó khăn. Con của thương binh, liệt sĩ cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt trong học tập cũng như trong đời sống hàng ngày. Tất cả những việc làm đó đều thể hiện thái độ thành kính của thế hệ sau với lớp người đi trước – những người đã ngã xuống để bảo vệ độc lập dân tộc.

Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự như “Uống nước nhớ nguồn” hay “Chim có tổ, người có tong” cũng để nói về giá trị truyền thống tốt đẹp này.

Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như vậy, một số người có thái độ sống đi ngược lại với đạo lí của dân tộc như: “Ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”, “ăn cây táo rào cây sung” để chỉ thái độ vong ân bội nghĩa, lấy oán báo ơn, không nhớ đến công lao của những người có ơn với mình, sau khi đã nhận được sự giúp đỡ thì quay lưng lại với họ khi họ gặp khó khăn. Đây là một thái độ sống bị xã hội lên án và phê phán rất nặng nề. Mỗi người cần tự xem xét lại bản thân mình và chọn cho mình một cách sống phù hợp với truyền thống của dân tộc ta.

Câu tục ngữ với ý nghĩa sâu sắc của nó không những mang đến cho ta một bài học quý báu mà còn giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân mình một lần nữa, từ đó có những thay đổi điều chỉnh để phù hợp với truyền thống của dân tộc, với những chuẩn mực của xã hội, biết phê phán những thái độ không tích cực đi ngược lại tinh hoa văn hóa dân tộc đã được tích lũy từ xa xưa.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0