Chứng minh tình yêu thương của Bác Hồ với nhân dân, đất nước, đảng và các cháu thanh niên nhi đồng
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” Bác của chúng ta là thế đấy! Cả cuộc đời và tình thương của Người luôn dành cho mọi người, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy trước lúc đi xa, Bác đã ân cần nhắc lại trong Di chúc: “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu ...
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” Bác của chúng ta là thế đấy! Cả cuộc đời và tình thương của Người luôn dành cho mọi người, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy trước lúc đi xa, Bác đã ân cần nhắc lại trong Di chúc: “Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” Lời nhắn nhủ ân cần trong Di chúc đã phản ánh chân thực tình cảm của Bác đối với toàn dân ...
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Bác của chúng ta là thế đấy! Cả cuộc đời và tình thương của Người luôn dành cho mọi người, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy trước lúc đi xa, Bác đã ân cần nhắc lại trong Di chúc:
“Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”
Lời nhắn nhủ ân cần trong Di chúc đã phản ánh chân thực tình cảm của Bác đối với toàn dân mà mỗi người Việt Nam đều có một kỉ niệm thân thương để chứng minh một cách dễ dàng.
Tấm lòng của Bác luôn rộng mở; yêu nhân dân, lo cho đất nước đã trở thành niềm vui của Bác. Người đã sống quên mình vì dân vì nước. Là một lãnh tụ cách mạng, bận trăm công nghìn việc lớn lao, vậy mà Bác vẫn còn quan tâm đến những việc lớn nhỏ chăm sóc, ân cần với mọi người.
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa
(Tố Hữu)
Tình người như “dòng sông đầy phù sa” để bồi đắp cho muôn nơi. Bác lo lắng yêu thương từ trẻ nhỏ đến tuổi già “Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
Có một lần, nhà thơ Minh Huệ đã không ngăn nỗi xúc động ghi lại những cử chỉ thương yêu lo lắng của Bác đối với các anh chiến sĩ trong một đêm Bác đến thầm chiến trường:
…Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót
Bác nhón chân nhẹ nhàng!
(Đêm nay Bác không ngủ)
Không những thế, Bác còn thức trắng đêm vì lo lắng, vì thương cho đoàn dân công phải “ngủ ngoài rừng, rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn”.
Sự chăm sóc, yêu thương ấy ai mà không khỏi xúc động. Vị lãnh tụ Hồ Chí Minh không phải là người lãnh tụ đơn thuần mà đối với mọi người, cái cảm giác xa cách giữa người lãnh đạo với nhân dân không có nữa, bởi “Người là cha, là Bác, là Anh; quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.
Ra đi tìm dường cứu nước từ quê hương miền Nam, lúc nào Bác cũng canh cánh trong lòng mong mỏi được trở về với đồng bào miền Nam ruột thịt. Cho nên đôi với đồng bào miền Nam, Bác luôn đành một tình thương đặc biệt. Nhớ đồng bào, Bác đã từng nói: “Miền Nam trong trái tim tôi”. Chúng ta quên sao được, khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương Nhà nước cao nhất để tưởng thưởng công lao đóng góp của Bác đối với đất nước thì Bác xin được đợi Bắc – Nam thống nhất, Người sẽ nhận từ tay đồng bào miền Nam. Bối với Bác, khi đồng bào Nam bộ chưa được giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ thì Bác còn đau xót.
Đến ngày thống nhất nước nhà
Bắc Nam sum họp thì ta vui lòng
Bác thương các anh bộ đội, thương nhân dân miền Nam là vậy. Riêng đôi với các em nhi đồng, Bác đã dành cho các em một tình thương đặc biệt và sâu sắc hơn nhiều, chắc có lẽ không một thiếu niên nhi đồng nào mà không biết đến câu thơ, lời hát:
Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh
Thật vậy, trong trái tim của Bác, Bác đành riêng một phần lớn cho lứa tuổi măng non, cho thế hệ nhi đồng của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên trên đất nước độc lập, ở cương vị người đứng đầu Nhà nước, Bác bạn trăm công nghìn việc, vậy mà Bác vẫn dành thời gian viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thư, Bác ân cần nhắc nhở: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Và rồi hầu như Tết Trung thu nào trong những năm kháng chiến chống Pháp, Bác cũng viết thư, làm thơ gửi các cháu:
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
(Trung thu năm 1951)
Cho đến sau ngày kháng chiến thắng lợi, trên lễ đài Ba Đình hay trong phủ Chủ tịch giữa thủ đô "Hà Nội, các em thiếu nhi bao giờ cũng là những vị khách quí của Bác.
Cảm động hơn khi nghe câu chuyện một cô giáo mẫu giáo ở Hà Nội kể lại : Sáng hôm ấy, cô hướng dẫn một đoàn em nhỏ đi dạo chơi ngang qua phủ Chủ tịch. Khi phát hiện ra “nhà Bác Hồ” thì các em không chịu đi nữa và chen chúc nhau để được đến gần cổng. Các chú bảo vệ yêu cầu cô giáo dẫn các em đi xa. Cô giáo chưa biết phải làm gì trước tình thế này, thì trên thềm cao, Bác Hồ hiện ra như một ông tiên trong truyện cổ tích, với chùm râu bạc phất phơ trước gió, đôi mắt hiền từ, Bác vẫy tay ra lệnh mở cửa để các em vào chơi với Bác… Có phải chăng tình yêu thương của Bác đối với nhân dân, đặc biệt đối với thiêu nhi đã trở thành động lực thôi thúc Bác suốt đời phấn đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân. Bác đã có lần nói rõ: “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Mặc dù Bác không còn nữa, nhưng tình yêu thương của Bác vẫn còn bao trùm khắp non sông đất nước, vẫn sưởi ấm lòng mỗi chúng tá. Trong những ngày chiến đấu với quân thù, các anh bộ đội vẫn cảm nhận rõ là “Bác đang cùng chung cháu hành quân”; trong ngày vui đất nước hoàn toàn được giải phóng toàn dân đã reo vang “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và hôm nay, chúng ta như có thêm sức mạnh mỗi khi học tập, làm việc chợt nhớ về Bác. Ta cùng tâm niệm:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Cũng như muôn ngọn dãy Trường Sơn