Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Văn mẫu lớp 9
Đánh giá bài viết Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Thuyết minh về chùa Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Viêt Nam. Hăng năm cư đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại ...
Đánh giá bài viết Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Thuyết minh về chùa Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Viêt Nam. Hăng năm cư đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chua Hương. Khách hành hương tư khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ...
Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Thuyết minh về chùa Hương – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Viêt Nam. Hăng năm cư đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chua Hương. Khách hành hương tư khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong môt diều tốt lành vừ để đăm minh trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Chùa Hương thuôc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng xuối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trung điệp đẹp vô cùng!
Có thể nói cái đẹp của Hương Sơn đc tạo nên từ bàn tay khéo léo kì công của con người và sự ban tàng của mẹ thiên nhiên. Các ngôi chùa đc xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi đi ngược lên hàng ngàn bâc đá cheo leo,hành khách sẽ thắp nhang ở chùa ngoài rồi vào chùa trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Mụ,với đọng hinh bồng, đọng Hương Tích. Chùa nào cũng cổ kính uy nghi ẩn hiện trong làn mờ mờ ảo ảo, tạo nên một bầu ko khí huyền bí linh thiêng.Mỗi người đến đây đều mang theo một riêng nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy trút bỏ đươc vướng bận hằng ngày, tất cả đều lâng thoải mái.
Trên con đường đóc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối roc rách lúc gần lúc xa. Đưng s tên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.
Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miêng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.
Muốn tham quan được hết chùa Hương phải mất máy ngày mới thăm hêt được. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió tạo thành tiếng nhạc du dương trầm bổng ta sẽ được đắm mình vào trong cõi mộng. Trên đỉnh núi co một tảng đá lớn tương truyền dó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần nơi đây các vị tiên ông thương hay đánh cờ đọ tài cao thấp ở đó. Còn có biết bao những sự tích, huyền thoại gắn liền với chùa Hương, tạo thêm cho vẻ kì bí linh thiêng của chốn phong cảnh hữu tình này.
Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thư gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà long bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.
Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Vịnh Bái Tử Long
Cùng với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long là một thắng cảnh tuyệt vời của đất nước ta. Nằm ở vùng Đông bĂc, cách thủ đô Hà Nội gần 200km, vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh cho đến nay chưa được nhiều người biết đến.
Vịnh Bái Tử Long có hàng trăm đảo nhấp nhô trên mặt nước xanh biếc với hàng trăm cây số bờ biển với những bãi cát trắng mịn ở Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng…
Nơi đây có bao huyền tích, huyền thoại gắn liền với các đảo gần, đảo xa. Một số đền, chùa cổ được xây dựng từ thời nhà Lý. Vườn Quốc gia Bái Tử Long có nhiều loài chim, loài thú quý hiếm. GIếng nước ngọt Nàng Tiên nước xanh ngăn ngắt ở Cái Làng- một làng Việt cổ trên đảo Minh Châu.
Hang Thông Thiên đẹp mô hồn, nhũ đá long lanh. Đảo Phất Cờ huyền diệu với dải san hô lấp lánh. Những vẹt rừng sú, rừng vẹt chắn sòng như những dải lụa xanh viền quanh các đảo. Đảo Bản Sen có thứ trà trăm tuổi ngát hương đậm đà. Bãi biển Uyên Ương cát trắng phau, nước trong như pha lê, ai đã một lần tắm mát và bơi lội ở đấy sẽ không bao giờ quên.
Du khách đến thăm thú vịnh Bái Tử Long nên đến thăm quan đền Cửa Ông, đi chơi cảng Vạn Hoa, đi xuyên rừng hay đi thuyền thăm các bản làng của người Tày, người Dao Đỏ, Người Sán Dìu mộc mạc mà mến khách.
Hương vị biển có nhiều loại hải sản tươi ngon như cá song, cá giò, cá sùng, tu hài, cù kì…sẽ làm cho ta nhớ mãi. Cá giò được chế biến thành 12 món ăn tuyệt ngon như chiên, hấp , nướng, lòng cá xào, da cá chiên giòn, và tuyệt nhất là ăn gỏi cá với mù tạt. Chính gỏi cá giò này mà cô gái làng đen giòn ngày xửa ngày xưa đã từng làm đắm đuối Tiên ông.
Những đêm thu biển xanh óng ánh trăng vàng, đảo gần đảo xa trên vịnh Bái Tử Long như đàn rồng vẫy đuôi nô nức vũ hội. Ánh trăng sao càng làm cho Bái Tử Long thêm huyền ảo mênh mông. Tiếng sóng vỗ, tiếng cá đớp mồi hay tiềng đuôi rồng cuồn cuộn sóng nghe lao xao, rì rầm bất tận.
Thuyết minh về một cảnh quan của đất nước – Chùa Dơi Sóc Trăng
Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, các bạn nên đến với Chùa Dơi – một địa chỉ du lịch độc đáo nổi tiếng của vùng này. Nằm cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serâytécbômabatúp, có nghĩa là do phúc đức tạo nên.
Chùa Dơi ra đời cách đây gần 400 năm (chùa có tên là chùa Mã Tộc hay chùa Ma Ha Túc). – Chùa nằm cách thị xã Sóc Trăng 2km là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chùa Dơi độc đáo bởi hàng ngàn tượng phật, tượng tứ linh (Long, ly, quy, phượng…) đều nặn từ đất sét cùng với vẻ đẹp kỳ thú do dơi và quạ tạo nên.
Không ai nhớ nổi Chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên. Song điều đó cũng không phải là sự đặc biệt gì. Nét độc đáo của Chùa này chính là nơi hội tụ của hằng hà sa số Dơi. Bao bọc quanh chùa là cả một cánh rừng với đủ lại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.
Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn. Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía phải hãi hùng.
Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi. Hầu hết Dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng Dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con. Thịt dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu. Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà.
Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật cho ngôi chùa này. Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thoả mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện. Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước Sóc Trăng.