03/06/2017, 23:35

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tinh thủy chung"

Việt Bắc của Tố Hữu là một khúc hát ân tình thủy chung nồng thắm. Tình thơ tha thiết, điệu thơ êm ái, lời thơ ngọt ngào… điều đó đã làm nên sức ngân vang sâu thẳm và lâu bền của bài thơ. Trong một bài thơ hay, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng đoạn thơ dưới đây là đoạn thơ hay nhất: “Ta ...

Việt Bắc của Tố Hữu là một khúc hát ân tình thủy chung nồng thắm. Tình thơ tha thiết, điệu thơ êm ái, lời thơ ngọt ngào… điều đó đã làm nên sức ngân vang sâu thẳm và lâu bền của bài thơ.

Trong một bài thơ hay, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng đoạn thơ dưới đây là đoạn thơ hay nhất:
 
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhở những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hai màng một mình
Rừng thu tràng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tinh thủy chung"
 
Bài thơ được cấu tứ theo lối hát đối đáp giữa hai nhân vật: “mình” và “ta”. Nhưng đối đáp chỉ là hình thức bên ngoài còn độc thoại tâm trạng mới chính là mạch cảm xúc của bài thơ. Tuy nhiên, lối cấu tứ, cách xưng hô… đã thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa cán bộ cách mạng và nhân dân. Tố Hữu đã hình tượng hóa Việt Bắc và những cán bộ cách mạng như đôi bạn  đời  đã cùng nhau gánh vác nhiều khó nhọc, chia sẻ nhiều buồn vui. Chuyện tình nghĩa cách mạng đến với lòng người bằng con đường của tình yêu. Vì thế mà âm điệu bàn thơ “ru” người đọc vào một thế giới tâm tình đằm thắm  đầy ân nghĩa. Toàn bộ bài thơ là một dòng hoài niệm lớn với những day dứt khôn nguôi của kẻ  ở – người  đi bởi không ai quên được “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Trong không khí ấy, mọi cảnh vật từ thiên nhiên đến con người đều đậm đà ý vị tình nghĩa, đều được bao bọc trong ánh hào quang của hoài niệm, của nỗi nhớ tha thiết. Tất cả tạo nên một không gian, thời gian tâm tưởng cho bài thơ.
 
Đoạn thơ trên đây vừa là một bộ phận hữu cơ của toàn bài vừa như một bài thơ hoàn chỉnh một ý thơ. Đó là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
 
Việt Bắc của Tố Hữu là một khúc hát ân tình thủy chung nồng thắm. Tình thơ tha thiết, điệu thơ êm ái, lời thơ ngọt ngàn,... điếu đó đã làm nên sức ngân vang sâu thảm và lảu bền của bài thơ. Trong một bài thơ hay, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng đoạn thơ dưới đây là đoạn thơ hay nhất:
 
Đoạn thơ mở đầu bằng một câu hỏi ngọt ngào, tha thiết:
 
“Ta về mình có nhớ ta”
 
Câu thơ vừa là lời thoại, vừa là chiếc cầu nối sang câu sau, vừa là cái cớ để bộc lộ lòng mình:
 
“Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”
 
“Hoa” là thiên nhiên, một thiên nhiên đẹp, tươi, sáng như hoa. Hòa vào thiên nhiên tươi  đẹp  ấy là con người. “Hoa cùng người” là hai bộ phận không thể tách rời trong bức tranh Việt Bắc, trong nỗi nhớ của người về xuôi. Như vậy, hai câu thơ mở đầu có giá trị giới thiệu chung nội dung, cảm xúc của cả đoạn.
 
Tám câu thơ còn lại tràn ngập ánh sáng với rất nhiều đường nét, màu sắc, âm thanh… trong cảnh và người hòa quyện. Bốn cặp lục bát tạo thành bốn bức tranh. Bốn bức tranh hợp nhất thành một bộ tứ bình hoàn chỉnh miêu tả vẻ đẹp của bốn mùa trong năm. Trong mỗi cặp lục bát, cứ câu sáu nhớ cảnh thì câu tám nhớ người. Lối kết cấu tương đồng, đan cài này đã mở ra trước mắt người đọc những nét đa dạng của khung cảnh Việt Bắc: vừa cụ thể vừa lung linh, vừa hùng vĩ vừa nên thơ, vừa gần gũi thân thiết lại vừa mênh mông, man mác. Con người Việt Bắc cũng vậy, cứ như ẩn như hiện trong những bức tranh thiên nhiên khi thì rất cụ thể (người đan nón, cô em gái hái măng) khi thì đầy trừu tượng, mơ hồ (nhớ ai). Chữ “ai” đem đến cho đoạn thơ một dư vị đặc biệt, vừa tha thiết quyến luyến vừa da diết bâng khuâng… Cứ thế, đoạn thơ đưa người đọc vào một không gian tâm tưởng trong nỗi nhớ của người ra đi.
 
Thứ tự sắp xếp các bức tranh có hơi khác với nghệ thuật hội họa cổ điển. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ quý là bức tranh mùa đông:
 
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
 
Mùa đông, rừng biếc xanh một màu xanh đầy sức sống chứ không phải sự tàn tạ thường thấy trong văn học (cả trong thực tế). Gam màu chủ đạo là màu xanh, một màu xanh bạt ngàn của rừng già. Giữa màu xanh bạt ngàn cây lá, đây đó đột ngột cháy bùng lên màu đỏ tươi rói của hoa chuối rừng. Chúng như những bó đuốc vừa ấm vừa sáng vừa tươi rói. Nét đặc sắc của bức tranh được thu vào nơi cái màu đỏ tươi đầy sức sống này. Giữa màu xanh của cây lá, màu đỏ của hoa chuối lấp lánh vẻ đẹp của con người: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ: “nắng ánh”. Nếu tác giả viết “ánh nắng” thì hiệu quả thẩm mĩ sẽ giảm, chất thi vị sẽ biến mất. “Nắng ánh” vừa tạo được sự hòa nhập giữa thiên nhiên và con người vừa biểu hiện vẻ  đẹp lung linh của con người Việt Bắc trong lao động.
 
Hai câu thơ, 14 âm tiết mà có 5 hình ảnh: “rừng xanh”, “hoa chuối đỏ tươi”, “đèo cao”, “nắng ánh” và  “dao gài thắt lưng”. Các hình ảnh có sự tương tác tạo nên mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Con người đẹp hơn nhờ có thiên nhiên và thiên nhiên nhờ có con người mà trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
 
Xuân sang, rừng Việt Bắc ngập tràn hoa mơ. Nền xanh nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết:
 
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
 
Sắc trắng tinh khiết, dìu dịu phủ lên cả cánh rừng gợi cảm giác thơ mộng, bâng khuâng. Giữa màu trắng nên thơ ấy, con người Việt Bắc với vẻ đẹp tài hoa trong lao động xuất hiện: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Động tác “đan nón chuốt từng sợi giang” vừa khéo léo vừa tài hoa vừa như đang đan kết những sợi nhớ, sợi thương. Từ “chuốt” diễn tả động tác mềm mại, khéo léo, tinh tế. Thiên nhiên và con người hòa quyện, tô điểm, nâng vẻ đẹp cho nhau.
 
Hè đến, rừng Việt Bắc bỗng trở nên sống động, tưng bừng, rộn rã:
 
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
 
Trong hai bức tranh trên, chúng ta mới chỉ thấy đường nét, màu sắc, ánh sáng. Đến đây ta còn nghe được âm thanh, tiếng nhạc ve. Trong một câu thơ ta thấy được cả thời gian, không gian luân chuyển sống động. Riêng cái màu vàng của rừng phách đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: màu vàng ở đây là màu hoa. Hè đến, rừng phách nhất loạt trổ hoa vàng. Có ý kiến lại bình luận rằng: khi ve kêu, cả khu rừng như xốn xang, tràn ngập âm thanh, nhịp phách của rừng khi trầm, khi bổng… Tố Hữu xác nhận: “phách là một loại cây ở rừng Việt Bắc. Khi mùa thu đến thì lá ngả vàng làm cả khu rừng vàng rực lên” (nhà thơ có chút nhầm lẫn chăng?). Tuy nhiên, là hoa, lá hay âm thanh không quan trọng (hoa có vẻ hợp lí hơn). Điều quan trọng là dường như trong câu thơ có diễn tả một phản ứng dây chuyền: ve kêu gọi hè đến, hè đến khiến cả khu rừng phách “đổ vàng”, một sắc vàng lênh láng. Chữ “đổ” là một chữ dùng rất tinh tế. Nó nhấn mạnh sự chuyển đổi mau lẹ của màu sắc. Rõ ràng đến đây, gam màu đã thay đổi hẳn: xanh – trắng – vàng. Giữa khung cảnh thiên nhiên ấy, con người xuất hiện: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Thông thường trong thơ xưa, con người xuất hiện một mình giữa thiên nhiên rừng núi thường gợi cảm giác buồn, lẻ loi, cô đơn. Nhưng ở đây, bên cạnh cô gái là thiên nhiên sống động, rộn rã, tươi đẹp nên cảm giác buồn nhường chỗ cho tình thương mến kín đáo một dáng điệu cần mẫn, chịu thương chịu khó. Cô gái trở thành điểm sáng nổi bật trên nền vàng của bức tranh mùa hạ, trong bản nhạc ve rộn rã.
 
Cuối cùng là một đêm thu dưới ánh trăng hòa bình âm vang tiếng hát:
 
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.
 
Ba bức tranh trên là khung cảnh ban ngày. Bức tranh thứ tư là cảnh ban đêm – một đêm trăng. Ba bức tranh trên, bức nào cũng có hoa. Bức tranh thứ tư tuy không có một loại hoa cụ thể nhưng từng mảng sáng tối do ánh trăng rọi vào cây lá đã tạo nên một thứ hoa rất đẹp, rất lung linh. Ánh trăng rọi qua cây lá của khu rừng vào thu tạo nên một khung cảnh huyền  ảo. Không hiểu khi viết câu thơ này, Tố Hữu có nghĩ đến không nhưng câu thơ gợi cho người đọc nhớ đến một câu thơ của Bác viết năm 1941:
 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 
Tuy nhiên, đêm trăng trong câu thơ của Bác huyền ảo hơn, cổ kính hơn còn đêm trăng trong câu thơ Tố Hữu lại sáng rỡ, mênh mang hơn. Chữ “rọi” được dùng để lột tả điều đó. Hơn nữa, ánh sáng đêm trăng là ánh sáng của hòa bình. Cùng với “tiếng hát ân tình thủy chung”, người đọc không thể có cảm giác đây lại là một đêm trong kháng chiến chống Pháp. Chữ “ai” là cách nói bóng gió khiến lời thơ càng trở nên tình tứ,  đưa người  đọc vào không khí của những cuộc hát giao duyên ngày xưa.
 
Nét đặc sắc của thiên nhiên bốn mùa trong bộ tứ bình là có đầy đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng, đường nét. Màu xanh đầy sức sống, màu đỏ tươi rói, màu trắng tinh khiết, màu vàng lênh láng, chói chang… Âm thanh của tiếng nhạc ve rộn rã và tiếng hát mênh mang; ánh sáng dịu của đêm trăng và ánh nắng lung linh nhảy nhót của một buổi trưa đẹp. Thời gian không chỉ có đủ bốn mùa, mùa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu đáng nhớ mà còn có một buổi sáng tinh khôi, một buổi trưa ngập nắng, một buổi tối thơ mộng. Trong cả bốn bức tranh thiên nhiên đó, con người Việt Bắc xuất hiện bao giờ cũng gắn với một công việc cụ thể. Đó là những con người lao động chất phác mang vẻ  đẹp bình dị, mộc mạc, những con người nặng nghĩa tình. Con người là nơi hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên và làm ấm áp những bức tranh thiên nhiên nên thơ, con người và thiên nhiên hòa quyện, tô điểm cho nhau.
 
Sẽ là thiếu sót nếu nói đến cái hay của đoạn thơ mà không nói đến điệp từ “nhớ” được nhắc lại nhiều lần, mỗi lần một sắc thái khác nhau và cấp độ tăng dần khiến cho tấm lòng lưu luyến của tác giả với cảnh và người Việt Bắc trở nên cụ thể hơn, da diết thêm. Đoạn thơ mở đầu bằng câu hỏi tu từ: “Ta về, mình có nhớ ta” và kết thúc như một lời đáp. Cả “ta” và “mình” đều chung nỗi nhớ, đều chung “tiếng hát ân tình thủy chung”. Tiếng hát ân tình sâu nặng ấy còn lưu luyến mãi, vấn vương mãi trong tâm hồn kẻ ở – người đi và trong tâm trí những người yêu thơ.
 
Cái ma lực tha thiết, quyến luyến tạo nên sự ngọt ngào êm ái trong từng câu thơ và cả đoạn thơ là nhạc điệu. Chính nhạc điệu làm cho kỉ niệm có sức ngân nga thấm sâu vào tâm tư. Tiếp thu và được nuôi dưỡng từ suối nguồn ca dao, nhạc điệu tâm hồn của nhà thơ đã nâng những câu ca dao mộc mạc lên thành những câu thơ hiện đại giàu tính dân tộc. Nhạc điệu đã “ru” người đọc vào một thế giới đầy ân tình.
 
Đoạn thơ để lại dư âm vang mãi bởi “tiếng hát ân tình thủy chung”, bởi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, bởi tính dân tộc đậm đà và nghệ thuật tinh diệu của một bài thơ. Có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng đây là đoạn thơ hay nhất trong một bài thơ hay.

WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0