Nghị luận xã hội về câu nói truyền cảm hứng của Tổng thống Barack Obama
Vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ngày 2/5, trong đó có đoạn: “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính ...
Vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama đã có bài phát biểu trước những người ủng hộ ngày 2/5, trong đó có đoạn: “Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề được gợi ra từ câu nói trên? Bằng một bài văn không quá 600 từ, hãy trình bày quan điểm của mình.
Năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama chính thức trở thành “ông chủ” của Nhà Trắng. Với xuất thân bình thường nhưng bằng sự nỗ lực phi thường, Obama đã trở thành Tổng thống thứ 44, cũng là vị Tổng thống da màu đầu tiên của xứ sở cờ hoa, khiến cả nước Mỹ và thế giới nghiêng mình thán phục.
“Thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta trông chờ vào người khác hay đợi thời điểm khác. Chúng ta chính là người mà chúng ta đang chờ đợi. Chúng ta chính là sự thay đổi mà chúng ta đang tìm kiếm.” Đây là triết lý sống đã theo ông trong suốt chiến dịch vận động tranh cử đem lại “ngai vàng” quyền lực, đồng thời mở ra bao suy ngẫm: phấn đấu để tạo nên sự thay đổi bằng sức mạnh nội lực của bản thân.
2. Thân bài
2.1. Giải thích nhận định
“Thay đổi”: những chuyển biến, cái mới khác biệt, thường theo hướng tích cực hơn so với cái cũ.
=> Sử dụng quan hệ giả thiết – kết quả “nếu”, “hoặc nếu” cùng lối nói khẳng định “chính là”, “là”, câu nói đã chỉ ra điều kiện để đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống: thay đổi không đến từ bất cứ ai khác hay thời điểm khác, chính sức mạnh nội lực bên trong mỗi con người là nguồn cội của sự thay đổi.
2.2. Vì sao thay đổi lại xuất phát từ nội lực của mỗi cá nhân? (Nguyên nhân)
Khách quan
+ Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự giúp đỡ từ người khác những lúc khó khăn. Nếu họ sẵn sàng hỗ trợ, bạn cũng không thể hi vọng vào sự toàn tâm toàn ý của họ.
+ Thời gian đôi khi cũng không phải là liệu pháp cho những bế tắc bởi hành động chờ thời “há miệng chờ sung” không mấy khi đem đến hiệu quả.
Chủ quan:
+ Bản thân mỗi con người đôi khi không thể tạo ra những thay đổi nhưng sức mạnh từ cá nhân họ có khả năng lan truyền, thôi thúc sức mạnh từ những người khác. Nói cách khác, những chuyển biến tích cực là thành quả của tập thể nhưng ý tưởng về sự thay đổi luôn xuất phát từ mỗi cá nhân.
2.3. Những thay đổi mà mỗi cá nhân đem đến nhờ nội lực của họ được biểu hiện như thế nào? (Biểu hiện)
– Cá nhân: Tổng thống Obama đã trải qua những chặng đường học vấn ghập ghềnh ít ai biết tới. Từng bị Đại học Swarthmore từ chối khi nộp đơn ứng tuyển, ông đã tự cho mình thêm một cơ hội với việc nhập học trường Occidental, sau đó lần lượt trở thành sinh viên hai ngôi trường danh tiếng Đại học Colombia và Harvard. Vượt lên trên nỗi thất vọng, Obama đã tìm thấy sức mạnh trong chính con người mình, bước đệm để ông trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ như chúng ta đã thấy.
– Đất nước: Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, luôn thường trực nguy cơ bị nhấn chìm giữa biển khơi nhưng vẫn trở thành một cường quốc phát triển hàng đầu trên thế giới. Thành tựu ấy xuất phát từ việc họ đã tự biết cách bảo vệ mình bằng việc xây dựng những căn nhà kiên cố, lắp đặt hệ thống cảnh báo động đất sóng thần với độ chính xác cao.
2.4. Liệu bản thân mỗi con người luôn làm nên sự thay đổi? (Lật ngược vấn đề)
Sự biến chuyển có thể xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng luôn cần đến môi trường tập thể để ý tưởng về sự thay đổi đơm hoa kết trái trong hiện thực.
Ý tưởng hay, con người có năng lực nhưng đôi khi không thể đem lại sự thay đổi bởi lựa chọn thời điểm sai lầm (buổi loạn lạc thì người tài quy ẩn, câu cá chờ thời; nghệ thuật cầm binh cho rằng thời điểm là yếu tố mang tính chất quyết định cho thắng lợi)
2.5 Cần làm gì để nuôi dưỡng khả năng tạo nên sự thay đổi trong mỗi cá nhân? (Biện pháp)
Tích cực, chủ động trong suy nghĩ, hành động. Phê phán thói lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Tin tưởng vào bản thân đồng thời phải tận dụng sức mạnh của tập thể và lựa chọn thời điểm chính xác.
3. Kết bài
Câu nói của Tổng thống Obama giản dị mà giàu khả năng truyền cảm hứng, thôi thúc sự phấn đấu tạo nên thay đổi tích cực bằng nội lực bên trong mỗi con người.
Người trẻ cần biến sự nhiệt huyết, tinh thần dám dấn thân của tuổi trẻ thành những thay đổi có ý nghĩa.