03/06/2017, 23:34
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện tính dân tộc vô cùng sâu đậm. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích trong SGK Ngữ văn 12.
Tố Hữu (1920 _ 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa Thiên Huế. Ông là đại biểu suất sắc của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau chín ...
Tố Hữu (1920 _ 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra ở Thừa Thiên Huế. Ông là đại biểu suất sắc của thơ ca cách mạng và kháng chiến.
Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau chín năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng. Cũng như và hơn hẳn nhiều bài thơ khác, bài thơ Việt Bắc mang tính dân tộc rất sâu đậm. Qua đoạn trích học trong SGK Ngữ văn 12, ta sẽ thấy được điều đó.
Tính dân tộc chính là tất cả những đặc điểm thuần Việt, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam. Ở bài thơ này, tính dân tộc biểu hiện trên nhiều phương diện như: kết cấu, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu…
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên.
Rất nhiều bài ca dao xưa thường dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Mình nói với ai mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò …
- Mình nói với ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra …Kiểu kết cấu đối đáp trong cao dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ tình cảm với “đối phương” hoặc đối tượng được nói tới. Đây cũng là kiểu kết cấu tạo ra những khả năng vô hạn cho nhân vật trữ tình một “diện mạo” như ý muốn.
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích của nó không phải để nói tới tình yêu của chàng – nàng, anh – em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa chính phủ cách mạng và quê hương cách mạng với nhân dân Việt Bắc.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng?
- Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Ở đây 2 chữ “mình – ta” biến hóa chỉ là sự phân đôi của một chủ thể. Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ tự tách mình ra, một phần tâm hồn đã “thấm đất Việt Bắc” đang tâm tình với người cán bộ về xuôi. Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tâm trạng nớ thương, tình cảm ân nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc. Mình – ta cùng nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, nhớ những ngày tháng reo ca lớp học i tờ; nhớ những ngày liên hoan vang ngân núi rừng; nhớ những tiếng mõ rừng chiều, nhớ tiếng chày đêm nện cối, nhớ người mẹ nắng cháy lưng, cô em gái hái măng một mình, nhớ người đan nón, nhớ những đuốc sáng từng đoàn quân điệp điệp trùng trùng tiến bước nhau ra trận địa… Các tiếng mình – ta, các tiếng gọi, hỏi, đáp cứ liên tiếp, xoắn xuýt lấy nhau, gối lên nhau, liên tiếp như những đợt sóng cảm xúc không ngừng nghỉ.
- Mình về mình có nhớ không
- Mình đi có nhớ những ngày
- Mình về có nhớ chiến khu
- Mình về, rừng núi nhớ ai
- Mình đi, có nhớ những nhà…
“Mình – ta” điệp khúc đan xen tạo ra âm hưởng từ những đợt sóng hoài niệm, những vùng kí ức tươi đẹp về sống động như vừa mới diễn ra. Tất cả tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể hình dung và tái hiện từng đường nét, dáng vẻ của mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đây.
Kiểu kết cấu đối đáp mình – ta được Tố Hữu vận dụng một cách độc đáo, sáng tạo. Nó tạo nên giọng điệu tâm tình ru vỗ lúc như thủ thỉ, tâm tình, lúc lắng sâu vào nỗi nhớ, niềm thương, lúc trào dâng như những đợt sóng cảm xúc ào ạt, dạt dào. Sử dụng kiểu đối đáp trong ca dao, người đọc cứ tự nhiên bước vào tác phẩm mà không bị vướng cản bởi câu chữ, ngôi từ. Giọng điệu ru vỗ tha thiết của bài thơ cứ tự nhiên khiến hồn người đọc hòa chung vào dòng cảm xúc của “mình-ta” lúc nào không hay.
Có thể nói, đối đáp đã trở thành một kiểu kết cấu mở, có khả năng bộc lộ, mời gọi cảm xúc hết lớp này đến lớp khác tưởng chừng như không có điểm dừng. Đây là kiểu kết cấu giúp cho nhân vật trữ tình có khoảng rộng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Và với mỗi người Việt Nam luôn tìm thấy cho mối liên hệ rất gần gũi khi bắt gặp kiểu kết cấu đối đáp này khi thưởng thức bài thơ Việt Bắc như họ đã từng được nghe trong những bài ca dao, từ thuở xa xưa.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ.
Thể thơ lục bát là thể thơ gắn bó với dân tộc Việt Nam, được người Việt Nam sử dụng phổ biến nhất. Thể thơ này thường có tác dụng đặc biệt khi diễn tả tình cảm tha thiết, những nối nhớ triền miên, dai dẳng, và khi bộc lộ nghĩa tình sâu nặng giữa các đối tượng và chủ thể trữ tình. Bởi vậy, ta không hề ngạc nhiên khi ca dao, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm … đều rất thành công khi sử dụng thể thơ này.
Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát như một cách đắc địa, và đặc biệt thành công khi diễn tả nghĩa tình sâu sắc của cán bộ cách mạng với quê hương kháng chiến. Giả sử Tố Hữu dùng thể thơ ngũ ngôn, lục ngôn, hay thơ tám chữ trong bài thơ này thì chắc chắn cái vị ngọt ngào tình nghĩa của con người Việt Bắc, cái đằm thắm nhớ thương của những cán bộ cách mạng … sẽ thật khó thể hiện.
Người đọc cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào thực sự của “người đi - kẻ ở”:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.
Những câu thơ lục át khoa thai, nhịp nhàng đã có tác dụng đặc biệt trong việc khơi gợi cảm xúc của người đọc. Người đọc tự nhiên hòa nhịp cùng dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, sống với nó, cùng thổn thức với nó. Từ rừng nứa, bờ tre, mái đình, cây đa; từ hoa chuối, hoa mơ, Ngòi Thia, sông Đáy đến Phủ Thông, đèo Giàng…, tất cả đã làm cho con người nhớ thương da diết. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm khảm, trở thành “cõi nhớ” trong lòng mỗi người, đã từng gắn bó với Việt Bắc.
Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ. Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc viết nhịp nhàng, thường có nhịp 2/2/2; 3/3; 2/2/2/2; 4/4. Chẳng hạn:
- Ở đâu u ám quân thù (2/ 2/ 2)
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi (4/ 4)
- Mình đi mình lại nhớ mình (2/ 2 / 2)
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu (4 / 4)
Nhịp thơ cũng chính là nhịp điệu cảm xúc, giúp cho những kỉ niệm được gợi dậy, vang ngân trong lòng người đi - kẻ ở và trong cả người thưởng thức. Những cặp lục bát bắt vần, thả nhịp đều đặn thiết tha. Cứ mỗi cặp lục bát lại điểm một nốt nhạc cảm xúc “có nhớ”. Những tiếng ấy lại liên hồi xô đuổi, dồn dập như những đợt sóng thương nhớ cồn cào:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Việt Bắc hiện ra trong bức tranh toàn cảnh: con người nhiều dáng vẻ, không gian rộng lớn, thời gian bốn mùa được chắt lọc, dồn nén nổi bật sắc thái núi rừng Việt Bắc. Một cặp lục bát vẽ một bức tranh “hoa cùng người”. Bốn cặp lục bát kết thành bộ tự bình cân xứng cổ điển.
Bức tran thiên nhiên được dệt bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ thấm đượm trên từng dáng người, từng màu hoa. Bức tranh được dệt bằng màu sắc của núi rừng tươi đẹp. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, bóng dáng con người lặng lẽ là điểm sáng sinh động trên các phòng thiên nhiên tươi thắm, hữu tình. Hoa và người hòa quyện vào nhau làm cho cảnh thêm tươi sáng. Bức tranh mùa đông đặc trưng bởi hoa chuối đỏ tươi, giữa thảm rừng trên đèo cao tỏa nắng, bóng dáng con người xuất hiện với nét riêng của vùng cao. Hình ảnh “dao gài thắt lưng” tô đậm một nét rất đặc trưng của người Việt Bắc. Bức tranh mùa xuân được dệt bằng thảm hoa mơ và dáng người đan nón mềm mại đang “chuốt từng sợi giáng”. Bức tranh mùa hạ thêm long lanh bởi tiếng ve cùng hình ảnh lặng lẽ của “cô em gái hái măng một mình”. Và bức tranh mùa thu ấn tượng bởi ánh trăng thu hòa bình yên ả cùng tiếng hát ân tình thủy chung ngọt ngào. Chính thể thơ lục bát đã làm nên linh hồn bộ tranh tứ bình Việt Bắc. Nói sao cho hết những cảm xúc, nỗi nhớ niềm thương của con người được gửi gắm vào đó.
Bên cạnh đó, cấu trúc tiểu đối đồng loạt ở các câu hát đã tạo ra một bè trầm của âm hưởng thương nhớ trong lòng người đi, kẻ ở. Cấu tạo đối vừa tô đậm ý cho từng vế vừa mở ra ý ở ngoài lời. Những câu thơ cùng với tiết tấu của nó đã tạo ra ý nghĩa ở ngay khoảng trống giữa các từ, các câu hay giữa các đoạn thơ.
Có thể nói rằng, tính dân tộc là đặc điểm nổi bật ở Việt Bắc. Chính đặc điểm này đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tính dân tộc của bài thơ đã giúp nhà thơ chuyển tải được tư tưởng hiện đại, tiên tiến. Đây là một tác phẩm thành công nhất của Tố Hữu, một tác phẩm đã ngợi ca những ngày hào hùng vẻ vang của dân tộc, những ngày mà toàn dân nô nức ra trận, những ngày mà mảnh đất Việt Bắc in dấu bao thời khắc, chiến công hào hùng, tươi đẹp của dân tộc… Tất cả đều được tái hiện trong một hình thức đặc biệt phù hợp mà Tố Hữu đã lựa chọn và sử dụng. Rõ ràng, bài thơ Việt Bắc đã mang tinh thần và tư tưởng của thời đại nhưng người ta có thể ngân ngợi như những bài ca dao.
Tính dân tộc chính là tất cả những đặc điểm thuần Việt, gần gũi với tâm hồn người Việt Nam. Ở bài thơ này, tính dân tộc biểu hiện trên nhiều phương diện như: kết cấu, hình ảnh, thể thơ, giọng điệu…
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên.
Rất nhiều bài ca dao xưa thường dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- Mình nói với ai mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò …
- Mình nói với ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra …Kiểu kết cấu đối đáp trong cao dao giao duyên là một kiểu kết cấu độc đáo để nhân vật trữ tình có thể vừa kể lể sự việc bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ tình cảm với “đối phương” hoặc đối tượng được nói tới. Đây cũng là kiểu kết cấu tạo ra những khả năng vô hạn cho nhân vật trữ tình một “diện mạo” như ý muốn.
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích của nó không phải để nói tới tình yêu của chàng – nàng, anh – em mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa chính phủ cách mạng và quê hương cách mạng với nhân dân Việt Bắc.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng?
- Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Ở đây 2 chữ “mình – ta” biến hóa chỉ là sự phân đôi của một chủ thể. Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ tự tách mình ra, một phần tâm hồn đã “thấm đất Việt Bắc” đang tâm tình với người cán bộ về xuôi. Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tâm trạng nớ thương, tình cảm ân nghĩa thủy chung giữa cán bộ cách mạng và mảnh đất Việt Bắc. Mình – ta cùng nhớ về những ngày tháng đồng cam cộng khổ: “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, nhớ những ngày tháng reo ca lớp học i tờ; nhớ những ngày liên hoan vang ngân núi rừng; nhớ những tiếng mõ rừng chiều, nhớ tiếng chày đêm nện cối, nhớ người mẹ nắng cháy lưng, cô em gái hái măng một mình, nhớ người đan nón, nhớ những đuốc sáng từng đoàn quân điệp điệp trùng trùng tiến bước nhau ra trận địa… Các tiếng mình – ta, các tiếng gọi, hỏi, đáp cứ liên tiếp, xoắn xuýt lấy nhau, gối lên nhau, liên tiếp như những đợt sóng cảm xúc không ngừng nghỉ.
- Mình về mình có nhớ không
- Mình đi có nhớ những ngày
- Mình về có nhớ chiến khu
- Mình về, rừng núi nhớ ai
- Mình đi, có nhớ những nhà…
“Mình – ta” điệp khúc đan xen tạo ra âm hưởng từ những đợt sóng hoài niệm, những vùng kí ức tươi đẹp về sống động như vừa mới diễn ra. Tất cả tỉ mỉ, cụ thể tới mức người đọc có thể hình dung và tái hiện từng đường nét, dáng vẻ của mảnh đất Việt Bắc và con người nơi đây.
Kiểu kết cấu đối đáp mình – ta được Tố Hữu vận dụng một cách độc đáo, sáng tạo. Nó tạo nên giọng điệu tâm tình ru vỗ lúc như thủ thỉ, tâm tình, lúc lắng sâu vào nỗi nhớ, niềm thương, lúc trào dâng như những đợt sóng cảm xúc ào ạt, dạt dào. Sử dụng kiểu đối đáp trong ca dao, người đọc cứ tự nhiên bước vào tác phẩm mà không bị vướng cản bởi câu chữ, ngôi từ. Giọng điệu ru vỗ tha thiết của bài thơ cứ tự nhiên khiến hồn người đọc hòa chung vào dòng cảm xúc của “mình-ta” lúc nào không hay.
Có thể nói, đối đáp đã trở thành một kiểu kết cấu mở, có khả năng bộc lộ, mời gọi cảm xúc hết lớp này đến lớp khác tưởng chừng như không có điểm dừng. Đây là kiểu kết cấu giúp cho nhân vật trữ tình có khoảng rộng để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của mình. Và với mỗi người Việt Nam luôn tìm thấy cho mối liên hệ rất gần gũi khi bắt gặp kiểu kết cấu đối đáp này khi thưởng thức bài thơ Việt Bắc như họ đã từng được nghe trong những bài ca dao, từ thuở xa xưa.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc còn biểu hiện ở thể thơ lục bát và tiết tấu mềm mại, nhịp nhàng của câu thơ.
Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát như một cách đắc địa, và đặc biệt thành công khi diễn tả nghĩa tình sâu sắc của cán bộ cách mạng với quê hương kháng chiến. Giả sử Tố Hữu dùng thể thơ ngũ ngôn, lục ngôn, hay thơ tám chữ trong bài thơ này thì chắc chắn cái vị ngọt ngào tình nghĩa của con người Việt Bắc, cái đằm thắm nhớ thương của những cán bộ cách mạng … sẽ thật khó thể hiện.
Người đọc cảm nhận được nỗi xúc động, nghẹn ngào thực sự của “người đi - kẻ ở”:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.
Những câu thơ lục át khoa thai, nhịp nhàng đã có tác dụng đặc biệt trong việc khơi gợi cảm xúc của người đọc. Người đọc tự nhiên hòa nhịp cùng dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, sống với nó, cùng thổn thức với nó. Từ rừng nứa, bờ tre, mái đình, cây đa; từ hoa chuối, hoa mơ, Ngòi Thia, sông Đáy đến Phủ Thông, đèo Giàng…, tất cả đã làm cho con người nhớ thương da diết. Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm khảm, trở thành “cõi nhớ” trong lòng mỗi người, đã từng gắn bó với Việt Bắc.
Chính thể thơ lục bát đã quyết định giọng điệu, tiết tấu của bài thơ. Tiết tấu của mỗi câu thơ trong Việt Bắc viết nhịp nhàng, thường có nhịp 2/2/2; 3/3; 2/2/2/2; 4/4. Chẳng hạn:
- Ở đâu u ám quân thù (2/ 2/ 2)
Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi (4/ 4)
- Mình đi mình lại nhớ mình (2/ 2 / 2)
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu (4 / 4)
Nhịp thơ cũng chính là nhịp điệu cảm xúc, giúp cho những kỉ niệm được gợi dậy, vang ngân trong lòng người đi - kẻ ở và trong cả người thưởng thức. Những cặp lục bát bắt vần, thả nhịp đều đặn thiết tha. Cứ mỗi cặp lục bát lại điểm một nốt nhạc cảm xúc “có nhớ”. Những tiếng ấy lại liên hồi xô đuổi, dồn dập như những đợt sóng thương nhớ cồn cào:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Việt Bắc hiện ra trong bức tranh toàn cảnh: con người nhiều dáng vẻ, không gian rộng lớn, thời gian bốn mùa được chắt lọc, dồn nén nổi bật sắc thái núi rừng Việt Bắc. Một cặp lục bát vẽ một bức tranh “hoa cùng người”. Bốn cặp lục bát kết thành bộ tự bình cân xứng cổ điển.
Bức tran thiên nhiên được dệt bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ thấm đượm trên từng dáng người, từng màu hoa. Bức tranh được dệt bằng màu sắc của núi rừng tươi đẹp. Cảnh làm nền cho con người xuất hiện, bóng dáng con người lặng lẽ là điểm sáng sinh động trên các phòng thiên nhiên tươi thắm, hữu tình. Hoa và người hòa quyện vào nhau làm cho cảnh thêm tươi sáng. Bức tranh mùa đông đặc trưng bởi hoa chuối đỏ tươi, giữa thảm rừng trên đèo cao tỏa nắng, bóng dáng con người xuất hiện với nét riêng của vùng cao. Hình ảnh “dao gài thắt lưng” tô đậm một nét rất đặc trưng của người Việt Bắc. Bức tranh mùa xuân được dệt bằng thảm hoa mơ và dáng người đan nón mềm mại đang “chuốt từng sợi giáng”. Bức tranh mùa hạ thêm long lanh bởi tiếng ve cùng hình ảnh lặng lẽ của “cô em gái hái măng một mình”. Và bức tranh mùa thu ấn tượng bởi ánh trăng thu hòa bình yên ả cùng tiếng hát ân tình thủy chung ngọt ngào. Chính thể thơ lục bát đã làm nên linh hồn bộ tranh tứ bình Việt Bắc. Nói sao cho hết những cảm xúc, nỗi nhớ niềm thương của con người được gửi gắm vào đó.
Bên cạnh đó, cấu trúc tiểu đối đồng loạt ở các câu hát đã tạo ra một bè trầm của âm hưởng thương nhớ trong lòng người đi, kẻ ở. Cấu tạo đối vừa tô đậm ý cho từng vế vừa mở ra ý ở ngoài lời. Những câu thơ cùng với tiết tấu của nó đã tạo ra ý nghĩa ở ngay khoảng trống giữa các từ, các câu hay giữa các đoạn thơ.
Có thể nói rằng, tính dân tộc là đặc điểm nổi bật ở Việt Bắc. Chính đặc điểm này đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. Tính dân tộc của bài thơ đã giúp nhà thơ chuyển tải được tư tưởng hiện đại, tiên tiến. Đây là một tác phẩm thành công nhất của Tố Hữu, một tác phẩm đã ngợi ca những ngày hào hùng vẻ vang của dân tộc, những ngày mà toàn dân nô nức ra trận, những ngày mà mảnh đất Việt Bắc in dấu bao thời khắc, chiến công hào hùng, tươi đẹp của dân tộc… Tất cả đều được tái hiện trong một hình thức đặc biệt phù hợp mà Tố Hữu đã lựa chọn và sử dụng. Rõ ràng, bài thơ Việt Bắc đã mang tinh thần và tư tưởng của thời đại nhưng người ta có thể ngân ngợi như những bài ca dao.