03/06/2017, 23:22

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta .........Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tố Hữu được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Đợt I - 1996). Ông để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và ...

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tố Hữu được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Đợt I - 1996). Ông để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999).

Thơ Tố Hữu vượt thời gian nhờ một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là một hồn thơ cách mạng sôi nổi, mãnh liệt. Đó là nhà thơ của lẻ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến và ân tình thủy chung. Đó là một nghệ thuật thơ ca giàu tính dân tộc và hồn nhiên. Đặc biệt, bài thơ Việt Bắc trong tập thơ cùng tên của Tố Hon là một sáng tác nghệ thuật đặc sắc. ở tập thơ ấy, tiếng nói của quảng đại quần chúng, nhân dân đã được Tố Hữu nâng lên thành thơ. Đây là một đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
 
Ta về, minh có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng,
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tĩnh thủy chung.
 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, hiệp định Giơ-ne- vơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7-1954), hòa bình trở lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu đậm trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng đối với dân tộc.
 
Việt Bắc là một đỉnh cao chói lọi của thơ Tố Hữu, là một bản hợp xướng của nhân dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp xâm lược.
 
Đoạn thơ được trích dẫn trên đây thuộc phần thứ nhất của bài thơ - phần nói về những kỉ niệm kháng chiến.
 
Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ được bộc lộ ở hai câu đầu:
 
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
 
Đây là lối nói đưa đẩy, “vòng vo” - một mô-típ trong nghệ thuật thơ ca dao, dân ca - là một khúc dạo đầu của bài ca trữ tình, chan chứa nghĩa tình cách mạng. Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: nỗi nhớ da diết về thiên nhiên thơ mộng của núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy.
Cặp từ “ta”- “mình”- một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho dòng mạch nhớ thương tuôn chảy. Trong tiếng Việt, từ       có hai ý nghĩa chính:
 
“Ta”:(1) tiếng mình tự xưng (người phát ngôn); (2) tiếng để chỉ mành đối với người, có nghĩa là chúng mình, chúng ta.
 
“Mình”:(1) thân người ta’ (2) tiếng xưng hô thân mật giữa vợ chồng.
 
Ở đoạn thơ, từ “ta” - “mình” chủ yếu được dùng theo nghĩa (2) cể tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa hai nhân vật đối lập.
 
Câu hỏi tu từ “ta về mình có nhớ được dùng làm cái cớ để lộc lộ tình cảm chính bản thân mình. “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
 
Ở tám câu thơ lục bát còn lại nhà thơ chìm lắng trong cõi nhớ mênh mang. Thiên nhiên ở các câu lục hiện lên đẹp như một bức tranh tứ bình.
 
Thứ nhất là bức tranh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
 
Những đốm đỏ tươi của hoa chuối rừng bùng lên như một bó đuốc sáng rực, cháy trên sắc biếc xanh bạc ngàn của lá. Sự tương phản giữa gam màu xanh và đỏ càng làm cho bức tranh thơ lộng lẫy, chói chang hơn.
 
Thứ hai là bức tranh mùa xuân:
 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng.
 
Sự ngàn ngập sắc trăng tinh khôi, thanh khiết của hoa mơ phủ lên cả cánh rừng gợi cảm giác choáng ngợp, thơ mộng trong những chuỗi ngày xuân cách mạng. Câu thơ gợi nhớ, gợi thương cái duyên với hoa mơ của Tố Hữu răm nào:
 
Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trăng rừng biên giới nở hoa mơ.
 
Thứ ba là bức tranh mùa hạ:
 
Ve kêu rừng phách đổ vàng.
 
Bức tranh này không chỉ có màu sắc, ánh sáng mà còn có cả những âm thanh vang ngân của núi rừng: tiêng kêu” - khúc nhạc rừng. Tiếng “ve kêu” báo hiệu hè sang. Khi đức vua mùa hạ đến ngự trị thì cả rừng phách chuyển màu vàng rực. Nếu Xuân Diệu dùng từ để ca ngợi vẻ đẹp của mùa thu:
 
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nai động tiếng huyền.
(Thơ duyên)
 
thì Tố Hữu dùng từ “đổ” để gợi vẻ mĩ miều của mùa hạ. Mặt khác, từ chính là “con mắt”(nhãn tự) của câu thơ. Nó miêu tả được sự luân chuyển sông động của thời gian (ve kêu - hè về) và không gian (rừng phách đổ vàng) trong sắc thái rộn rã, huy hoàng. Như vậy, sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ là thời gian cũng mang màu sắc.
 
Thứ tư là bức tranh mùa thu:
 
Rừng thu trăng rọi hòa bình
 
Khác với ba bức tranh mùa đông, mùa xuân, mùa hạ trên đây được vẽ dưới ánh nắng mặt trời trán đầy; bức tranh mùa thu được nhà thơ động bút vào một đêm thu dịu dàng, hòa quyện ánh trăng huyền ảo khúc xạ vào vòm lá. Cách dùng từ “rọi” của nhà thơ vừa hay, vừa mang kỹ thuật điện ảnh cao. Bức tranh ấy thấp thoáng ước mơ thầm kín về một cuộc sống thanh bình, êm ả. Vả lại, câu thơ còn gieo vào lòng ta nỗi niềm bồi hồi, xúc động gợi nhớ câu thơ của Bác hứng khởi cất lên trong những tháng ngày dài sống - làm việc nơi chiến khu Việt Bắc: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng loa.
 
Nhìn chung, khung cảnh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông của núi rừng Việt Bắc rất rực rỡ, thi vị, lãng mạn và gợi cảm. Bức tranh thơ sống động, hòa quyện ánh sáng, màu sắc ấy vừa chuyên chở vẻ đẹp cổ điển vừa chuyên chở vẻ đẹp hiện đại, vẻ đẹp cổ điển dễ làm độc giả liên tưởng bộ tứ bình trong Truyện Kiều của thiên tài văn học Nguyễn Du vẽ đã hơn 200 năm qua:
 
Sen tàn, cúc nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
 
Nếu các câu lục miêu tả bức tranh thiên nhiên thì các câu bát là bức tranh con người Việt Bắc. Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của cõi nhớ: Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng.
 
Nghệ thuật quan sát và miêu tả của nhà thơ rất tinh tế, sắc sảo, mang màu sắc “ rất Việt Bắc”. Các luồng sáng của nắng bỗng chói lên bởi sự phản quang của lưỡi dao trên thắt lưng người ,lao động tạo nên hình ảnh lấp lánh “ nắng ánh”. Nhưng cái thế đứng cao vời vợi, mạnh mẽ, tự tin của người làm chủ thiên nhiên đẹp hơn.
 
Ở câu bát nối tiếp, nhà thơ nhớ về cô gái làm nghề thủ còng mì nghệ: Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
 
“Chuốt” là cách làm cho vật thật nhẵn bằng cách đưa nhẹ lưỡi dao sắc nhiều lần sát bề mặt. “Từng” là mỗi cái một, riêng rẽ. Cách phối hợp hai từ “chuốt” và “từng” vô cùng ăn ý, điêu luyện làm tăng sức gợi tả đức tính tỉ mỉ, cẩn thận, chịu thương, chịu khó của người con gái thạo nghề đan nón. Những chiếc nón xinh xắn, dễ thương được đan từ vật liệu giang” như món quà của đồng bào Việt Bắc gửi tặng người miền xuôi, ôi! Tình tứ làm sao! Bởi vậy, một trái tim nhạy cảm như Tố Hữu không nhớ nhung, không luyến lưu làm sao được!
 
Vì “Nhớ người đan nón” nên nhà thơ không thể không:
 
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
 
Nghệ thuật gieo vần lưng “gái”         và điệp phụ âm đầu “m”:
 
“măng” - “một”- “mình” làm tăng tính nhạc cho lời thơ. Cô gái Việt Bắc “hái măng một mình” nhưng cảm thấy cô đơn, trống vắng vì cô vừa hăng say lao động vừa lắng đọng tâm hồn mình để thưởng thức khúc nhạc rừng trong trẻo. Mặt khác, sự hiện diện của cô làm tăng thêm nét duyên dáng, mềm mại và sự trẻ trung của bức tranh mùa hạ.
 
Ở câu bát cuối cùng của trích đoạn, tiếng hát ai bỗng vọng về từ hai đầu nỗi nhớ:
 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
 
Lời thơ cô đọng, súc tích đồng thời là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc. Những con người ấy rất thật thà, chất phác, nhân hậu, thủy chung, trung thành tuyệt đối với Đảng, Cách mạng và Bác Hồ vĩ đại. Họ đã cần cù, kiên nhẫn, hay làm, tần tảo ngược xuôi để nuôi nấng, đùm bọc, cưu mang che chở bộ đội, góp công sức to lớn trong thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
 
Có thể nói rằng, sự xuất hiện của con người, đặc biệt là bóng dáng của các có sơn nữ Việt Bắc đã làm giảm đi cái vẻ hoang sơ, hiu hắt của núi rừng. Núi rừng trở thành một người bạn gần gũi, thắm thiết vô hạn với con người. Câu thơ: “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy ” như lời đồng vọng trong tâm hồn của đôi lứa yêu nhau, dù khi ở gần nhau hay xa nhau đều hướng về nhau, đều có sợi nhớ, sợi thương xuyên suốt, buộc chặt.
 
Xét cho cùng, ở bức tranh thơ kép: “hoa” và “người” trên đây, chúng ta thấy thiên nhiên đẹp, con người càng đẹp. Những cô gái như những bông hoa xinh xắn của núi rừng, ẩn hiện giữa cỏ, cây, hoa, lá của Việt Bắc. Vậy nên, thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và tô điểm cho nhau.
 
Đặc biệt, Tố Hữu đã phối hợp nhiều biện pháp nghệ thuật để nâng cao tính dân tộc cho đoạn thơ, bài thơ. Nghệ thuật điệp cấu trúc cú pháp và đổi trật tự cú pháp đã làm tăng tính cân xứng, nhịp nhàng của bức tranh thơ kép. Nhịp thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, câu nọ gọi câu kia như một tiếng gọi hoài niệm ngọt ngào, bâng khuâng. Âm điệu thơ khi bổng, khi trầm, khi du dương, khi réo rắt, khi ngân nga như một khúc hát ru kỉ niệm, đưa độc giả vào một thế giới tâm tình da diết, dong đầy ân nghĩa. Điệp từ “nhớ” được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đoạn thơ, kết hợp với nghệ thuật tăng tiến có tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ cồn cào, cháy bỏng và tấm lòng vấn vương của nhà thơ đối với quê hương, cách mạng. Tuyệt diệu hơn còn ở cách xưng hô “mình” - “ta” thắm thiết như đôi lứa đang yêu, rất gần! với điệu hát giao duyên trong kho tàng dân ca - ca dao Việt Nam. Ngoài ra, sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật thi ca với các loại hình nghệ thuật hội họa, âm nhạc, điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng. Vả lại, vẻ đẹp mộc mạc, dung dị và bừng bừng sức sống của Việt Bắc đã mở ra cái nhìn mới mẻ về Việt Bắc: chiến khu cách mạng không phải là nơi rừng sâu nước độc, âm u, hiểm trở.
 
Tóm lại, trích đoạn trên thuộc những dòng thơ đặc sắc nhất, tài hoa nhất, chất chứa vẻ mĩ học sâu sắc nhất trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, là đoạn thơ “có thể sánh với bất kì đoạn thơ miêu tả thiên nhiên nào trong văn học cổ điển”(Hoài Thanh). Vì lẽ đó, bài thơ Việt Bắc và tập thơ cùng tên của nhà thơ xứng đáng là một viên ngọc sáng long lanh trong kho tàng vằn học Việt Nam hiện đại.

0