03/06/2017, 23:22
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay
“Sống trên đời cần một tấm lòng.Để làm gì em biết không?Để gió cuốn bay đi”. Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng tấm lòng trước cuộc đời. Có phải vì vậy mà bao đời nay lòng vị tha và tính ích kỉ - hai mặt đôì lập luôn tồn tại song song trong tính cách con người, là chủ đề của ...
“Sống trên đời cần một tấm lòng.Để làm gì em biết không?Để gió cuốn bay đi”.
Tấm lòng mà cuộc đời cần lắm chính là sự vị tha, mở rộng tấm lòng trước cuộc đời. Có phải vì vậy mà bao đời nay lòng vị tha và tính ích kỉ - hai mặt đôì lập luôn tồn tại song song trong tính cách con người, là chủ đề của nhiều cuộc bàn luận sôi nổi, kịch tính?
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng cao cả: tinh thần “một người vì mọi người”.
Ngược lại, ích kỉ là chỉ biết, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà khòng biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của tiểu nhân.
Trong cuộc sống, để nhận diện người có lòng vị tha và kẻ tiểu nhân, ích kỉ không khó.
Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần chia sẻ, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm phải điều sai trái, bạn không vì thế mà lên án gay gắt, không cho họ con đường quay lại. Ngược lại bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,...
Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định: bạn có lòng vị tha. Sâu rộng hơn, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình với đồng bào, đồng cam cộng khố giúp đỡ họ vươn lên...
Song cũng cần tỉnh táo để phân biệt lòng vị tha với sự ban ơn hay sự tính toán mưu cầu lợi ích riêng. Giúp đỡ người khác nếu không xuất phát từ sự vô tư mà khởi đầu từ lòng thương hại thì đó chỉ là sự ban ơn mà thôi. Mối quan hệ giữa người cho đi và người nhận về không hề bình dẳng. Đến với quỹ ủng hộ “Vì người nghèo”, có người mặt tươi cười đặt vào quỹ những đồng bạc lớn nhưng họ lại thầm cười khẩy trước mái nhà lụp xụp của một gia đình nghèo. Thâm tâm họ, những đồng bào kia chỉ là sự gia ơn bố thí. Mặt khác, lại có người giúp đỡ người khác vì một mục đích không tư lợi nào đó. Thực tế, đã có những ông to, bà lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới làm việc, thăng chức chỉ để lấy lòng đồng nghiệp, chờ mong lá phiếu của họ dành cho mình trong kì bầu cử. Lòng vị tha trá hình còn đáng khinh bỉ gấp bội lần sự ích kỉ.
Cùng bản chất với sự giúp đỡ kèm theo toan tính cá nhân song tính ích kỉ có hình thức ngược lại. Người ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhăm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có (tược mối lợi ấy. Đó là những kẻ tròng nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà ăn chặn từng gói mì cứu trợ đồng bào lũ lụt, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, hêrôin,... Gần gũi hơn trong đời sống học sinh, sự ích kỉ bộc lộ ngay trong hành vi cóp bài, gian lận khi kiểm tra thi cử. Những hành động sai trái ấy làm lợi cho một người nhưng tạo ra sự bất công đối với những nỗ lực của bao nhiêu người khác.
Có được lòng vị tha, con người sống ung dung thanh thản trước cuộc đời. Họ được mọi người yêu mến, quý trọng. Mặt khác những việc họ làm đã giúp cho xã hội thêm giàu đẹp. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thám lặng hy sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ đê gió cuốn bay đi nhưng là bay di để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.
Đời sống kẻ ích kỉ thì ngược lại. Họ bị những toan tính chi ly, nhỏ mọn thường ngày giày vò, dằn vặt. Lúc nào cũng tính toán căng thẳng để làm lợi cho mình. Họ cô độc giữa thế giới tươi đẹp xung quanh, chẳng ai muốn làm bạn với con người nhỏ mọn. Thậm chí khi lòng ích kỉ biến thành tội ác, họ sẽ bị xã hội lên án, truy đuổi, là đối tượng nguyền rủa của con người. Tính ích kỉ ở mức độ nào cũng có hại cho tập thể. Đặc biệt khi nó phát triển thành chủ nghĩa cá nhân thì hậu quả sẽ khó có thể lường hết. Nguy hiểm hơn nữa khi tính ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân len lỏi bắt rễ vào tư tưởng của những nhà lãnh đạo, họ sẽ tạo nên những tội ác cho xã hội. Đó là trường hợp của tên độc tài Hit-le, Mut-xo-li-ni,...
Lòng vị tha mang đến cho xã hội những công hiến quý giá, tính ích kỉ lạ quen hưởng thụ quá đà, gây nguy hại cho đời sống.
Như vậy, xã hội muốn phát triển đi lên, ta cần nhân rộng lòng vị tha, xóa bỏ tính ích kỉ trong con người, vẫn biết trong mỗi chúng ta luôn có hai con người đối lập tồn tại: tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, vị tha và ích kỉ,... Nhưng “nhân chi sơ tính bản thiện”, mỗi chúng ta cần có ý thức đấu tranh để giành lại bản ngã lương thiện cho mình. Ta nên mở lòng trước tập thể, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Nếu ta dám “Mình vì mọi người” thì chắc chắn mọi người cũng sẽ “Mọi người vì một người”. Đặc biệt ta cần chú ý xây dựng lòng vị tha và gạt bỏ tính ích kỉ thì sẽ rất lí tưởng cho sự phát triển nhân cách của các em sau này.
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Như vậy lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng cao cả: tinh thần “một người vì mọi người”.
Ngược lại, ích kỉ là chỉ biết, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà khòng biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ bản chất hẹp hòi, nhỏ mọn của tiểu nhân.
Trong cuộc sống, để nhận diện người có lòng vị tha và kẻ tiểu nhân, ích kỉ không khó.
Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Trong lớp có học sinh kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần chia sẻ, giúp đỡ bạn ấy học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm phải điều sai trái, bạn không vì thế mà lên án gay gắt, không cho họ con đường quay lại. Ngược lại bạn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai,...
Trong những hoàn cảnh ấy, nếu bạn làm được như vậy, có thể khẳng định: bạn có lòng vị tha. Sâu rộng hơn, ta có thể nhìn vào hoạt động tình nguyện của thế hệ thanh niên đất nước mỗi khi mùa hè đến. Họ không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình với đồng bào, đồng cam cộng khố giúp đỡ họ vươn lên...
Song cũng cần tỉnh táo để phân biệt lòng vị tha với sự ban ơn hay sự tính toán mưu cầu lợi ích riêng. Giúp đỡ người khác nếu không xuất phát từ sự vô tư mà khởi đầu từ lòng thương hại thì đó chỉ là sự ban ơn mà thôi. Mối quan hệ giữa người cho đi và người nhận về không hề bình dẳng. Đến với quỹ ủng hộ “Vì người nghèo”, có người mặt tươi cười đặt vào quỹ những đồng bạc lớn nhưng họ lại thầm cười khẩy trước mái nhà lụp xụp của một gia đình nghèo. Thâm tâm họ, những đồng bào kia chỉ là sự gia ơn bố thí. Mặt khác, lại có người giúp đỡ người khác vì một mục đích không tư lợi nào đó. Thực tế, đã có những ông to, bà lớn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới làm việc, thăng chức chỉ để lấy lòng đồng nghiệp, chờ mong lá phiếu của họ dành cho mình trong kì bầu cử. Lòng vị tha trá hình còn đáng khinh bỉ gấp bội lần sự ích kỉ.
Cùng bản chất với sự giúp đỡ kèm theo toan tính cá nhân song tính ích kỉ có hình thức ngược lại. Người ích kỉ có những hành động, việc làm chỉ chăm chăm nhăm mang lại lợi ích cho cá nhân mình, thậm chí bất chấp thủ đoạn giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có (tược mối lợi ấy. Đó là những kẻ tròng nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà ăn chặn từng gói mì cứu trợ đồng bào lũ lụt, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma túy, hêrôin,... Gần gũi hơn trong đời sống học sinh, sự ích kỉ bộc lộ ngay trong hành vi cóp bài, gian lận khi kiểm tra thi cử. Những hành động sai trái ấy làm lợi cho một người nhưng tạo ra sự bất công đối với những nỗ lực của bao nhiêu người khác.
Có được lòng vị tha, con người sống ung dung thanh thản trước cuộc đời. Họ được mọi người yêu mến, quý trọng. Mặt khác những việc họ làm đã giúp cho xã hội thêm giàu đẹp. Không ai có thể kể hết giá trị của sự bình yên mà những chiến sĩ công an biên phòng đang từng ngày từng giờ thám lặng hy sinh cho đất nước. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc, lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp. Cuộc đời này cần đến những tấm lòng dù chỉ đê gió cuốn bay đi nhưng là bay di để gieo mầm, nở hoa trên đất lạ.
Đời sống kẻ ích kỉ thì ngược lại. Họ bị những toan tính chi ly, nhỏ mọn thường ngày giày vò, dằn vặt. Lúc nào cũng tính toán căng thẳng để làm lợi cho mình. Họ cô độc giữa thế giới tươi đẹp xung quanh, chẳng ai muốn làm bạn với con người nhỏ mọn. Thậm chí khi lòng ích kỉ biến thành tội ác, họ sẽ bị xã hội lên án, truy đuổi, là đối tượng nguyền rủa của con người. Tính ích kỉ ở mức độ nào cũng có hại cho tập thể. Đặc biệt khi nó phát triển thành chủ nghĩa cá nhân thì hậu quả sẽ khó có thể lường hết. Nguy hiểm hơn nữa khi tính ích kỉ, chủ nghĩa cá nhân len lỏi bắt rễ vào tư tưởng của những nhà lãnh đạo, họ sẽ tạo nên những tội ác cho xã hội. Đó là trường hợp của tên độc tài Hit-le, Mut-xo-li-ni,...
Lòng vị tha mang đến cho xã hội những công hiến quý giá, tính ích kỉ lạ quen hưởng thụ quá đà, gây nguy hại cho đời sống.
Như vậy, xã hội muốn phát triển đi lên, ta cần nhân rộng lòng vị tha, xóa bỏ tính ích kỉ trong con người, vẫn biết trong mỗi chúng ta luôn có hai con người đối lập tồn tại: tốt và xấu, thiên thần và ác quỷ, vị tha và ích kỉ,... Nhưng “nhân chi sơ tính bản thiện”, mỗi chúng ta cần có ý thức đấu tranh để giành lại bản ngã lương thiện cho mình. Ta nên mở lòng trước tập thể, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Nếu ta dám “Mình vì mọi người” thì chắc chắn mọi người cũng sẽ “Mọi người vì một người”. Đặc biệt ta cần chú ý xây dựng lòng vị tha và gạt bỏ tính ích kỉ thì sẽ rất lí tưởng cho sự phát triển nhân cách của các em sau này.