03/06/2017, 23:22
Kể về một chuyến đi tham quan di tích lịch sử (Bài 5)
“Côn Sơn ca” là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi ...
“Côn Sơn ca” là văn bản thơ nổi tiếng chúng em đã được học ở lớp 7. Sau ngày học văn bản ấy, em đã nuôi trong mình niềm mong ước được một lần đến với Côn Sơn. Thật sung sướng vì giữa năm học này niềm mong ước ấy của em đã trở thành hiện thực: Sáng thứ bảy tới trường em tổ chức cho khối lớp 8 đi tham quan Côn Sơn!
Biết em háo hức với chuyến đi, bố mẹ em rất nhiệt tình động viên. Mẹ chuẩn bị đồ cho em rất kĩ, bố sưu tầm khá nhiều tài liệu về Côn Sơn cho em rồi nhắc em phải đến những địa điểm này, địa điểm kia vì đó là những nơi đặc biệt nổi tiếng của vùng đất thiêng này. Sáng sớm hôm đó, khi trời vẫn còn chưa rõ mặt người, bố mẹ đã đưa em ra xe. Lên xe, vẫy tay ríu rít chào bố mẹ, chúng em hát vang những bài tập thể: “Một con vịt”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Nối vòng tay lớn”,… đến cả bài “Đội ca” cũng được cả xe đồng thanh ca hát. Thấy chúng em hào hứng, vui vẻ, bác lái xe cũng cười vang hát theo. Chú phụ xe còn nhiệt tình cho chúng em mượn mi-cờ-rô để “hát cho có hứng!”. Đoàn tham quan đã có một không khí đầy hứng khởi như thế!
Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: “Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: “Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.
Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử – văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.
Rời khu tưởng niệm, chúng em hào hứng nô nức đua nhau leo lên “Đỉnh bàn cờ” những mong chiêm ngưỡng “Bàn cờ tiên”, nơi được đồn là xưa kia có tiên đến đánh cờ. Đường lên núi cao được xây dựng bằng những bậc đá, một bên là những hàng thông xanh mát, một bên là sườn núi trông ra một khoảng không mờ ảo trắng xóa. Khoảng trắng ấy mới nhìn ngờ tưởng một dòng sông nào ngờ đó lại là dòng sông sương buổi sớm! Em đi chậm lại, mắt lơ đãng ngước nhìn những tán thông xanh đang dạo những khúc nhạc vi vu. Có phải năm trăm năm trước khi viết câu thơ “dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn” Nguyễn Trãi cũng ngước nhìn tán thông “xanh mát” này?
Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán… Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn…
Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình… Thật là một cảm giác tuyệt diệu.
Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử – văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình.
Khi trời sáng rõ cũng là lúc chúng em đến Côn Sơn. Nhìn từ xa, Côn Sơn là một vùng đồi núi bạt ngàn cây xanh. Nhiều nhất là những đồi thông xanh rì. Vừa tới cổng khu vực tham quan, chúng em đã chỉ cho nhau nhìn một tấm bảng lớn có đề dòng chữ: “Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Cô giáo dạy văn của chúng em giải thích rằng: “Đó là câu văn nổi tiếng trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Câu văn thể hiện tư tưởng nhân nghĩa đầy tiến bộ của tác giả”. Trong xe có tiếng loạt xoạt của giấy vở, nhiều bạn vội ghi ngay câu văn ấy cùng lời giải thích của thầy. Em cũng vội mở ba lô: mẹ cũng đã chuẩn bị cho em một cuốn sổ nhỏ và cây bút bi để ghi chép.
Xuống xe, chúng em ngồi nghỉ ngơi, nghe cô giáo chủ nhiệm nhắc lại lịch trình và nội quy đoàn tham quan. Nơi chúng em được đến đầu tiên là nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi. Chúng em được đi cùng một chị hướng dẫn viên xinh đẹp. Theo lời chị thuyết minh về cuộc đời vị danh nhân lịch sử – văn hóa nổi tiếng của dân tộc, những đôi tai chúng em chăm chú lắng nghe, những cây bút cặm cụi chạy không ngừng trên trang giấy. Quả là những điều lí thú về cuộc đời của một con người tài danh mà bạc mệnh. Khi học bài “Côn Sơn ca” chúng em đã được cô giáo khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi nhưng chúng em không ngờ ông lại gặp nhiều trắc trở trong chốn quan trường cũng như trong cuộc đời đến vậy. Tài năng của ông động đến đất trời, đến lòng người. Và nỗi oan khuất của ông cũng làm rung bao trái tim nhân loại.
Đường lên đỉnh Bàn Cờ thật xa, nhiều bạn nóng quá đã bỏ áo khoác thắt ngang eo rồi nhặt những cành củi khô bên đường làm gậy chống lên núi. Ban đầu tiếng cười nói còn rộn rã, bây giờ thì yếu dần vì mọi người đã thấm mệt. Nhưng kìa, đỉnh Bàn Cờ hiện lên và tiếng vẫy gọi của những người đến trước khiến tất cả phấn chấn hẳn lên. Tất cả lại hăm hở leo lên bất chấp mồ hôi đã rỏ thành giọt trên trán… Lên đến nơi, mọi người lại xuýt xoa đọc những dòng chữ khắc trên bia viết về di tích Bàn Cờ. Đứng trên đỉnh núi, nhìn sang bốn hướng thấy mênh mông sương và mờ ảo màu xanh của núi rừng xanh mát. Có bạn lúi húi tìm nhặt những quả thông mang về làm quà. Có bạn lại đứng lặng im, đôi mắt khẽ nhắm lại, bạn nói bạn đang lắng nghe tiếng nói của rừng Côn Sơn, gió Côn Sơn đang kể chuyện những vị tiên đánh cờ, thông Côn Sơn đang kể chuyện Nguyễn Trãi năm xưa làm thơ, hưởng nhàn…
Buổi chiều, chúng em còn đến giếng Ngọc, ngắm dãy núi Phượng Hoàng linh thiêng. Lúc xuống núi, chúng em còn được đi men những con suối cạn chảy giữa những vòm cây rậm mát bên trên. Chúng tôi được trải nghiệm tất cả những cảm giác của người thi sĩ ngày xưa: được ngồi, rồi nằm trên đá, trên những tảng rêu khô, được nghe tiếng nói chảy như tiếng đàn cầm, được phả lên mặt dòng nước suối mát lạnh đến rùng mình… Thật là một cảm giác tuyệt diệu.
Hôm ấy, chiều muộn chúng em mới rời Côn Sơn và khi trời đã tối mới về tới nhà. Tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Riêng với em, chuyến đi ấy có rất nhiều ý nghĩa. Nó đã giúp em hiểu thêm về một danh nhân lịch sử – văn hóa, hiểu thêm về một vùng đất của non sông, hiểu thêm về thầy cô, bạn bè. Và vì vậy, nó khiến em thêm yêu cuộc sống, yêu việc học tập và biết nuôi lớn những ước mơ bé nhỏ của mình.