24/05/2017, 13:06

Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính ngữ văn 11

Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính. Bài làm của Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp 11C2 khối chuyên văn trường THPT chuyên Hùng Vương. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, Tô Hoài có nói rằng: “ Chỉ có quê hương mới ...

Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính. Bài làm của Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp 11C2 khối chuyên văn trường THPT chuyên Hùng Vương. Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, Tô Hoài có nói rằng: “ Chỉ có quê hương mới tạo nên được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt ướt đầm lên ngây ngất, day dứt không thế yên, ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính. Bài làm của Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp 11C2 khối chuyên văn trường THPT chuyên Hùng Vương.

Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, Tô Hoài có nói rằng: “ Chỉ có quê hương mới tạo nên được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính. Trên chặng đường ngót nửa thế kỉ đời thơ, mỗi khi những gắn bó mồ hôi nước mắt ướt đầm lên ngây ngất, day dứt không thế yên, khi ấy xuất hiện những bài thơ tình quê tuyệt của Nguyễn Bính.” Thật vậy, trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính đã tạo ra một dòng riêng. Trong khi các nhà thơ lãng mạn khác cùng thời hướng về phương Tây, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về và hướng tới nghệ thuật dân tộc, chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian.

Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê Việt , thơ ông hấp dẫn người đọc bởi lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang đậm hình dáng quê hương đất nước cũng như con người Việt Nam. “Tương tư” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh

Cũng như các nhà thơ lãng mạn, Nguyễn Bính bị “mê hoặc” bởi đề tài tình yêu. Trước Nguyễn Bính, Nguyễn Công Trứ cũng có “Tương tư”:

“Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào…”

Cùng thời với Nguyễn Bính, không ai xa lạ, “Ông hoàng của thơ tình”_ Xuân Diệu cũng có bài thơ “Tương tư chiều”. Nhưng cách biểu hiện của hai thi sĩ thật trái ngược nhau biết mấy! Mỗi bài có một nét cuốn hút và hấp dẫn riêng của nó. Xuân Diệu thì rất Tây mà Nguyễn Bính thì “chân quê”…

Mở đầu bài thơ đó là nỗi nhớ, nỗi mong của kẻ đang yêu. Cái nỗi ấy nó thật quá sôi sục, mãnh liệt dường như nó hòa vào từng cảnh, từng vật của thôn quê nơi “tôi” và “nàng” cùng chung sống:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.

Có thế nhận xét rằng, cái tôi trong thơ Nguyễn Bính nó không quá nổi bật hẳn lên mà hòa quyện với từng câu chữ, hòa vào với từng ý thơ, hòa vào không gian nơi làng quê yên ả. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với hoán dụ thật tài tình được Nguyễn Bính kế thừa và phát huy từ những câu ca dao dân tộc. Ngân nga đôi dòng thơ đầu tiên, ta liên tưởng ngay tới câu:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

Cái “ngồi nhớ”, sự “chín nhớ mười mong” của dân ca giờ đã trở thành “bệnh” của “tôi” mất rồi bởi đơn giản một điều rằng “tôi yêu nàng”. Sự cụ thể hóa nỗi nhớ cùng với cấu trúc đòn gẩy sau đây thật thú vị:

MỘT NGƯỜI chín nhớ mười mong MỘT NGƯỜI

Mỗi người một đầu, như “thôn Đoài” và “thôn Đông” vậy, sự thế hiện nỗi xa cách kia quả rất hay và ý nhị. Tâm trạng tương tư của người yêu đơn phương còn ảnh hưởng tới cả trời đất:

“Tương tư là bệnh của giời
Nắng mưa là bệnh của tôi yêu nàng”

 Câu thơ này của Nguyễn Bính khiến rất nhiều người nhầm tưởng đó là ca dao và sử dụng chúng rất linh hoạt, đặc biệt là các nam thanh niên. Quả là vui mừng thay cho Nguyễn Bính! Đối với văn nghệ sĩ mà nói thì không có thành công nào của nghệ thuật sánh bằng việc những đứa con tinh thần của mình được nhân dân áp dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Trở lại với bài thơ, “tôi” nhớ mong “nàng”, yêu đơn phương “nàng” nhưng “tôi” cũng phải trách “nàng”, “tôi” chạnh long:

“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”

Thật tội nghiệp cho cả hai bên, bên bị trách nào biết mình đã lọt vào đôi mắt “tôi” bên thôn Đoài đây. Nhưng cớ sao “nàng” vô tâm quá? “Tôi” và “nàng”, chúng ta ở “Hai thôn chung lại một làng” vậy mà nàng vẫn khiến tôi chờ mong vò võ bao ngày, thời gian ấy sao dằng dặc, triền miên:

“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”

Tiếp tục là những âm hưởng của dân gian với lối láy chữ tựa luyến láy trong âm nhạc bình dân. Trong hai câu thơ trên, sự sáng tạo của Nguyễn Bính ở chỗ:  thể hiện được sự vận động của thời gian vừa có thanh mà vừa có sắc. Ở đây, thời gian tâm lí đã khiến cho “tôi” đã phát “bệnh” mà ngày thêm trọng.
Sự trách móc, hờn dỗi rất đáng yêu kia của “tôi” chưa dừng lại ở đó. “Tôi” lại tiếp tục kiếm cớ với những lí lẽ:

“Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”

“Tôi” cứ kể lể dài dòng cũng chỉ vì tôi muốn ai đó tường lòng tôi rằng tôi nhớ mong ai đó thật nhiều:

“Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!”

Chân tình “tôi” đó, có tủi phận không khi mà “nàng” cứ vô tâm mãi, để lòng tôi héo hon trong não nề vì mong ước của “tôi” sao mà vô vọng quá:

“Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”

Nguyễn Bính đã vận dụng lối nói ước lệ tượng trưng thương thấy trong ca dao đó là “bến” – “đò” và “hoa khuê các” – “bướm giang hồ” để thể hiện một mong muốn, khao khát yêu đương mãnh liệt nhưng đã dự báo trước được kết quả. Yêu vụng dấu thầm thật là tội nghiệp biết mấy.

“Nhớ mình ra ngẩn vào ngơ
Trông mây trông nước, nay chờ mai mong”
( Tản Đà)

Kết cấu xoay vần, kết lại bài thơ, Nguyễn Bính trở lại giai điệu quen thuộc trong khổ đầu và thêm thắt và lồng khéo vào đó một vài mong ước mộc mạc, chân thật:

“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một giàn cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

“Nhà anh” và “nhà em”, mỗi nhà chỉ có MỘT hoặc “cau” hoặc “giầu” tức là vẫn còn cô đơn, lẻ bóng. Ý “anh” phải chăng là muốn chung đôi xe duyên kết phận với “em”? Cấu trúc song hành này thể hiện sự mong muốn về một hạnh phúc lứa đôi son sắt, bền lâu.

Câu hỏi tu từ đã kết lại lại thơ hai mươi câu lục bát. Lời bỏ ngỏ còn đó, như nỗi “tương tư” em còn đó cùng tình yêu này rất chân thành và mộc mạc. Với tài năng và tâm huyết cùng nghệ thuật dân tộc, Nguyễn Bính đã thành công trong việc giữ lại “hương đồng gió nội” cho thơ mình và thơ Việt nói chung khi cơn gió Tây học ùa vào lúc bấy giờ. “Tương tư” đến giờ vẫn giữ được vị trí rất riêng của nó trong lòng nhiều thế hệ độc giả Việt Nam, nó chính là một phần của hồn thơ Việt, hồn quê Việt.

Theo: Ngọ Thị Quỳnh

0