Bình giảng bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn . Bài làm văn của Trần Thu Trang trường THPT Tuyên Quang. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng sống vào khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương ...
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn . Bài làm văn của Trần Thu Trang trường THPT Tuyên Quang.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng sống vào khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam. Bà đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ trong đó có bài tự tình, đây được coi là một trong những tác phẩm suất sắc nhất của Hồ Xuân Hương. Đây là một bài thơ hay biểu lộ cảm xúc chân thành, sâu lắng của người phụ nữ trong xã hội đương thời.
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu xem “tự tình” có nghĩa là gì?Tự tình là tự bộc lộ ra biểu đạt ra những cảm xúc, tâm tư từ tận đáy lòng không hề che đậy giấu giếm. Ta có cảm giác đây là những tâm tư từ tận đáy lòng của một người nào đó đã giấu kìn từ lâu, nay mới có cơ hội được giãi bầy. Dường như đây là những cảm xúc mà chúng ta cần trân trọng nâng niu. Để tìm hiểu đây là những cảm xúc gì ta hãy tìm hiểu từng ý thơ mà tác giả đã gửi gắm trong “ tự tình”.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”
Câu thơ đầu tiên ta đã thấy có xuất hiện yếu tố thời gian. Đây là thời gian lúc đêm khuya, ta tự hỏi sao tác giả không chọn thời gian là lúc sáng sớm hay chiều tà mà lại chọn thời điểm đêm khuya. Phải chăng lý do là tại vì đêm khuya là lúc mà con người có nhiều tâm tư nhất. Một ngày vất vả làm việc mưa sinh, đêm đến là thời gian ta tự suy nghĩ lại mọi điều lo toan của cuộc sống thường nhật, đêm đến cũng là lúc những nỗi nhớ niềm thương gửi đến một ai đó dâng lên mãnh liệt nhất. Trong cái tĩnh mịch u buồn của đem tối vắng lặng đó ta lắng tai nghe một âm thanh mỗi lúc một gần. Đó là tiếng trống cầm canh. Trước đây khi đánh trống là báo hiệu sự chuyển giao giữa thời gian trong đêm, người ta thường đánh chậm chứ không dồn dập. Vậy mà tại sao Hồ Xuân Hương lại có cảm giác như tiếng trống nhanh đến lạ thường. Có lẽ là cảm nhân về thời gian của nhân vật trữ tình diễn ra quá nhanh khiến cho cảm giác về tiếng trống như mỗi lúc một dồn dập hơn. Nếu câu thơ đầu tiên là âm thanh dồn dập của không gian bên ngoài thì đến câu thơ thứ hai nhân vật trữ tình trở về với khung cảnh trống trải cô đơn và tâm thế chán chường của tác giả.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Đọc đến dây ta bắt gặp từ “hồng nhan” đây là từ chỉ nhưng người con gái đẹp có nhan sắc. “cái”để chỉ những thứ thấp kém, không có giá trị nhiều được đặt cạnh từ hồng nhan. Đã thế tác giả cũng không bằng lòng mà phải gắn thêm nó một chữ “trơ”. Thời gian đã rút ngắn tuổi đời của một người phụ nữ và khiến họ trở nên cô đơn trước cuộc đời cảnh vật trơ như gỗ đá vì chờ đợi một thứ gọi là hạnh phúc dường như mong manh không tồn tại nổi trong xã hộ rối ren khốc liệt. Người phụ nữ tự xót thương cho chính thân phân hẩm hiu của mình trong xã hội thị phi còn nhiều lắm những bất công ngang trái. Hình ảnh con ngươi được đem ra so sánh với nước non trong thơ của Hồ Xuân Hương ta cũng đã bắt gặp khá nhiều trong thơ ca lúc bấy giờ:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
(trong bài thơ bánh trôi nước)
Một mình đối trọi với cô đơn hiu quạnh trong đêm dài người phụ nữ chỉ còn biết uống rượu để quên đi nhưng lại càng nhớ thêm bởi uống rượi quên sầu càng sầu thêm.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Chén rượi trên tay phả hương và mặt vào mũi tác giả mong rượi có thể giải tỏa nỗi lòng của mình mong cơn say mau tìm đến để chóng quên sầu để trốn tránh nỗi cô đơn nỗi buồn phiền đang bủa vây xâm chiếm tâm hồn người phụ nữ. Nhưng nào có được như ý muốn cứ say rồi lại tỉnh khiến nhân vật trữ tình càng thấm đượm cảm giác cô đơn đến não nề. Con người chỉ còn biết nhìn lên trời tìm sự cảm thông đồng cảm từ trăng, vì thế vầng trăng kia sao có thể tròn vành vạnh được mà chỉ có thể khuyết chưa tròn và đang dần xế bóng trước con người cô đơn không lối thoát. Vầng trăng tròn thể hiện cho sự đoàn viên cho tình yêu trọn vẹn của đôi lứa. Chẳng vì thế mà trong truyện kiều Nguyễn Du đã từng viết.
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm đườn
Do đó vầng trăng khuyết ở đây thể hiện tình cảm trong tình yêu của nữ thi sĩ còn nhiều lận đận. Nỗi buồn càng dâng lên cao và xuyên thấm vào trong mọi vật vô chi vô rác của thiên nhiên
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Đọc đến đây ta hết sức ngỡ ngàng khi ta thấy cách hành văn đậm chất thiên nhiên của Hồ Xuân Hương. Rêu là loài nhỏ bé lại có thể xiên ngang mặt đất với sức sống mạnh mẽ hay đá mấy hòn nhưng lại có khả năng đâm toạc chân mây. Hai câu thơ thể hiện sự tương ứng tương cảm giữa tâm trạng chủ thể trữ tình và thiên nhiên ngoại giới. Rêu từng đám đá mấy hòn như biểu đạt cho thân phân nhỏ bé yếu ớt của những người phụ nữ. Thế nhưng những vật nhỏ bé ấy lại không hề bị khuất phục trước con người và nhiên nhiên họ vẫn luôn luôn đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Khao khát được sông hạnh phúc yên ổn nhưng nào đâu có được. Hồ Xuân Hương nhận rõ rằng thân phận thấp kém của mình trong xã hội. Vì thế hai câu cuối được cất lên một cách não nề chua xót.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Tình duyên lỡ làng vụn vỡ nên nhà thơ chỉ dành lại được một ít gọi là mảnh tình thế nhưng đúng là đời trêu người khi mảnh tình đó còn phải san sẻ cho người Cuộc đời người vợ lẽ có mấy ai hiểu được đã bị đối xử bất công, không được coi trọng vất vả một đời, thế nhưng cái mảnh tình lại được chẳng bao nhiêu. Ta thấy thương cảm xót xa trước thân phận nhưng người phụ nữ trong xã hội xưa càng thấy thương xót hơn cho thân phận những người vợ lẽ phải chịu bao nhiêu bất công oan trái đủ điều. Hồ Xuân Hương hơn bất cứ ai hiểu được bản chất của cuộc hôn nhân này. Tình yêu thực sự cho nó vốn đã nhạt nhòa đằng này còn lại bị "san sẻ" để chỉ còn "tí con con" như một sự mỉa mai chua chát cho phận hẩm duyên ôi của cuộc đời nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Bài thơ đưa ta đi từ sắc thái tình cảm này đến sắc thái khác một cách bí ẩn, ta như đọc từng dòng tâm sự của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến khát khao tình cảm trọn vẹn, một cuộc sống bình yên hạnh phúc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quá khó khăn. Đọc bài thơ ta càng thêm trân trọng những người phụ nữ xưa tuy hoàn cảnh chớ trêu nhưng họ vẫn vươn lên sống hết mình.