Phân tích bài thơ "Trang giang" của Huy Cận
Phân tích bài thơ “Trang giang” của Huy Cận Hướng dẫn Tràng giang là một bài thơ hay của Huy Cận, đó là một trong những bài thơ tiêu biêu cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Tràng giang không phải là bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu ...
Phân tích bài thơ “Trang giang” của Huy Cận
Hướng dẫn
Tràng giang là một bài thơ hay của Huy Cận, đó là một trong những bài thơ tiêu biêu cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Tràng giang không phải là bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, đây là bài thơ thế hiện nỗi cô đon, bơ vơ của con người như không có quê hương giữa đất nước mình.
Nhà thơ Huy Cận cho biết bài thơ này được lấy cám hứng từ con sông Hồng quãng Chèm. Vẽ gợi tứ, nó là bài thơ nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, nên như kéo dài triền miên.
Vì thế đầu đề bài thơ là Tràng giang chứ không phải là Trường giang, để người đọc không lầm với sông Trường Giang, Trung Quốc. ”Tràng giang" có trong thành ngữ "tràng giang đại hải", chỉ một hiện tương mênh mông dài bất tận. Bài thơ có bốn khổ nói đến một nỗi buồn đượm màu sắc triết lí.
Mở đầu bài thơ là một cảnh sông nước lai láng mênh mông:
"Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền vê nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng…"
Ngay câu đầu bài thơ bằng một hình ảnh ẩn dụ, tác giả lấy cảnh sóng gợn, tràng giang trùng trùng điệp để nói đến một nỗi buồn bất tận. Còn con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền buông mái chèo, xuôi theo dòng nước nhưng thuyền và nước chỉ "song song" với nhau, chứ không gắn bó gì. Thuyền với nước lẽ ra phải gắn bó với nhau, nhưng câu thơ thứ ba đã nói tới sự chia lìa, buồn sầu: "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả’. Nước buồn như không biết trôi về đâu. Câu cuối khổ thơ càng thể hiện nói đến kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng như một vật hết sức tầm thường chẳng ai để ý đến:
"Củi một cành khô lạc mấy dòng".
Như vậy cả khổ thơ đầu đã vẽ lên một cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những hình ảnh song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng, lại không gợi về sự hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là tan tác, chia lìa. Trên dòng sông đó, một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh là hình tượng một cuộc đời trôi dạt vô định, ở đây, thuyền, cành củi khô, sóng gợn, sông nước đều buồn bã sầu.
Khổ thứ hai tiếp tục cái mạch thơ đầu:
"Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu…"
Chao ôi! Một cái cồn nhỏ, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, sao mà buồn bã như bị cuộc sống ruồng bỏ. Huy Cận học được hai chữ "đìu hiu" trong Chinh phụ ngâm: "‘Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò" biểu hiện cảnh vắng vẻ, không người. Âm thanh của phiên chợ chiều đang tan ở làng quê nghe xao xác xa vắng. Hai câu thơ cuối cùng càng tô đậm thêm cảm giác mông lung: "nắng xuống, trời lên sâu chót vót" gợi ra cái cảnh trời sâu thẳm khi nắng xuống tạo cảm giác một chiều cao hun hút đối diện. Với sông dài, trời rộng làm tăng thêm cái vắng vẻ. cô liêu của không gian và sông nước.
Khổ thơ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc hờ hững có cái bơ vơ đều bám vào cảnh vật:
"Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng…"
Cảnh vật ở bên nhau: bèo dạt hàng nối hàng, con sông mênh mông không có cầu, không có đò ngang, tạo thành một cảnh quan đứt đoạn, mặc dầu con sông đó có bờ xanh tiếp bãi vàng. Cảnh vật trong khổ thơ như bứt xé ra từng mảnh. Từ thuyền, sóng, củi, dòng trôi đến cồn nhỏ, làng xa, chợ chiều, rồi nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, bến sông hai bờ đỗ ngang. Mọi vật không có vật nào có ý tìm nhau, đến với nhau, cần đến nhau.
Khổ thơ cuối, nhà thơ đem cái mạch sầu từ con người hoà vào cảnh vật:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…"
Cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp nhưng vẫn mang dáng vẻ cô đơn. Mây đùn lớp lớp thành ngọn núi bạc, là hình tượng nỗi buồn tích tụ lại của con người. Một cánh chim nghiêng nghiêng bay dưới sức nặng của bóng chiều đè xuống làm ta có thể cảm nhận được bằng đôi cánh nhỏ. Nỗi buồn có hình hài và sức nặng. Và đến đây thì lòng nhớ quê hương gợn lên như sóng dợn trên mặt nước xao động dâng lên cuộn xuống. Dợn dợn là xao động liên tục, nhiều lần hô ứng với hai chữ "điệp điệp" ở dòng đầu bài thơ; chính vậy mà nhà thơ buồn khi thấy người đọc, đọc chệch thành "rợn rợn" hay "dờn dợn’ làm mất nghĩa câu thơ.
Chữ "vời" và ý thơ làm ta nhớ đến hai câu tâm cảnh của nàng Kiều:
"Bốn phương mây trắng một màu,
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà?"
Lòng nhớ quê được gợi lên từ cảnh sắc sông nước, từ mây trắng, từ cánh chim chiều, từ con nước. Và nhà thơ kết thúc bài thơ bằng câu: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…". Nhà thơ nói rằng lấy ý của hai câu thơ của Thôi Hiệu:
"Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai".
Tràng giang là một bài thơ hay mà buồn, câu nào cũng buồn. Nhưng cái buồn được luồn vào một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc (núi bạc, bờ xanh, bãi vàng) nhiều đường nét tráng lệ mở ra, vô tận (buồn điệp điệp, sâu chót vót, sông dài, trời rộng…) nhiều động từ có sức sống, như sóng gợn, mây đùn, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên…!
Bao phủ toàn bài thơ là một nỗi buồn rộng khắp và thấm thía. Nó không phải buồn vì cảnh vật tàn phai, không gian hạn hẹp tù túng. Đó là nỗi buồn của kiếp sống nhỏ nhoi, hữu hạn trước cái vô biên, vô tận, vô hạn. "Tràng giang" đã hoà hợp được những nét cổ điển của thơ Đường với cái dáng dấp hiện đại của thơ mới. Bài thơ đã thổ lộ nỗi niềm của một trái tim cô đơn. Một cái "tôi" trữ tình thống nhất với vô vàn mối dây liên hệ đã đứt tung để thay vào một xã hội đô thị với vô vàn cái "tôi" rời rạc, bơ vơ, mang nỗi buồn to lớn của thời đại.
Thu Trang