19/11/2018, 21:51

Biểu hiện của bệnh tiêu điên và cách phòng trừ hiệu quả

November 18, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu | Bệnh tiêu điên còn có tên gọi khác nữa là bệnh xoắn lùn, bệnh tiêu cằn…bệnh xuất hiện phổ biến trên vườn tiêu có độ tuổi 1-2 năm tuổi. Vườn tiêu bước vào giai đoạn kinh doanh vẫn xuất hiện bệnh này dẫn đến thiệt hại kinh tế trầm ...

November 18, 2018 | Cây công nghiệp • Tiêu |

Bệnh tiêu điên còn có tên gọi khác nữa là bệnh xoắn lùn, bệnh tiêu cằn…bệnh xuất hiện phổ biến trên vườn tiêu có độ tuổi 1-2 năm tuổi. Vườn tiêu bước vào giai đoạn kinh doanh vẫn xuất hiện bệnh này dẫn đến thiệt hại kinh tế trầm trọng, vì vậy bà con nông dân cần có cách phòng bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu điên

+ Do cây thiếu nước.

+ Cây nhiễm siêu virut.

+ Do những con côn trùng chích hút tấn công như nhện đỏ, rầy mềm.

+ Tầng đất canh tác không được thông thoáng thiếu oxy.

+ Đất trồng tiêu bị bạc màu, bị thoái hóa do sử dụng thuốc hóa học và phân bón không hợp lý.

+ Cây thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng.

Những triệu chứng biểu hiện của bệnh tiêu điên

bệnh tiêu đen

  1. Quan sát mặt dưới của lá tiêu xem cây có biểu hiện bị nhện đỏ, rầy mềm tấn công chích hút hay không. Nếu không có thì nguyên nhân gây bệnh tiêu điên là do nhiễm vi rút.
  2. Phần ngọn hay tược non mới ra lá bị biến dạng, co thắt nhăn nheo, phiến lá dày có xuất hiện các chấm hoặc các vệt màu vàng. Ngọn tiêu không phát triển được, làm cho cây sinh trưởng và phát triển chậm.
  3. Cây còi cọc, lá nhỏ phần phiến lá dầy cộm lên, xuất hiện các vết khảm. Đầu lá nhọn, màu sắc lá vàng hoặc xanh nhạc, mép lá cong đọt không phát triển được.
  4. Đốt tiêu ngăn, lá nhỏ vàng bị xoắn lại cây không vươn cành. Cây ra hoa ít, năng suất giảm đáng kể mà còn dễ bị rụng nữa.
  5. Rễ ít hoặc không có rễ, cây phát triển còi cọc, vàng lá rồi tháo đốt chết dần.

Cách phòng bệnh tiêu điên hiệu quả

  • Bón phân cân đối chế độ dinh dưỡng cho hồ tiêu, tăng hàm lượng, đồng, sắt, kẽm, bo, magie.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học tốt nhất để phục hồi cây khi cây nhiễm bệnh nặng do thiếu chất dinh dưỡng. Bổ sung bằng cách phun phân bón lá trực tiếp để cây hấp thụ thêm dưỡng chất.
  • Thăm vườn thường xuyên để cây có dấu hiệu nhiễm bệnh thì áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời.
  • Luân phiên sử dụng nhiều thuốc hóa học khác nhau, không sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài.
  • Phun thuốc trên toàn bộ diện tích canh tách nhầm ngăn chặn tình trạng bệnh lây lan trên diện rộng.
  • Làm đất, cải tạo độ thông thoáng cho đất, tăng độ phì nhiêu để lớp đất mặt trao đổi oxy với mặt đất tốt hơn.

Phòng bệnh tiêu điên biện pháp mà hộ trồng cần thực hiện để tránh bệnh xuất hiện sẽ khó khắc phục, để lại hậu quả khôn lường nếu bà con không phòng trừ kịp thời. Phòng bệnh hơn chữa bệnh vì vậy bà con cần quan tâm đến những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ, để vườn tiêu nhà mình phát triển tốt cho năng suất cao.

0