Biểu diễn quy ước ren
Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN 12 – 85. Biểu diễn ren thấy – Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằng nét liền đậm.– Đường ...
Hình dạng của ren phức tạp nên ren được biểu diễn theo quy ước quy định trong TCVN 12 – 85.
Biểu diễn ren thấy
– Đường đỉnh ren và đường giới hạn giữa phần có ren và phần không có ren vẽ bằng nét liền đậm.– Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và cách đường đỉnh ren một đoạn xấp xỉ bằng bước ren. Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren đường tròn đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh và để hở một đoạn bằng khoảng 1/4 đường tròn sao cho cung không bắt đầu và kết thúc ở đúng trục tâm của đường tròn (Hình 4.12).


Biểu diễn ren khuất
Đường đỉnh ren, đường đáy ren đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt (Hình 4. 13).
Một số điểm cần chú ý:
1– Kí hiệu ren luôn phải ghi tương ứng với đường kính ngoài của ren.2– Trường hợp ren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm profin ren bằng hình cắt riêng phần hay hình trích để ghi rõ kích thước (Hình 4.15)3– Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt ren phải gạch đến đường đỉnh ren.4– Khi cần biểu diễn đoạn ren cạn (đoạn ren có Prôfin không đủ) thì đoạn ren cạn đó được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.16).5– Ren hình côn được vẽ và kí hiệu như trên hình 4.17



1. Ký hiệu ren được ghi trên đường kích thước của đường kính ngoài ren.2. Ký hiệu ren gồm có:
+ Ký hiệu đặc trưng Prôfin của ren: Ví dụ: M; R; Tr...+ Đường kính danh nghĩa của ren (đường kính vòng đỉnh của ren ngoài hay đường kính vòng chân của ren lỗ), đơn vị đo là mm. Riêng ren ống lấy đường kính lòng ống làm kích thước danh nghĩa và đơn vị đo là inch.+ Bước ren (đối với ren một đầu mối) bước xoắn (đối với ren nhiều đầu mối),không phải ghi kích thước bước ren lớn; kích thước bước ren nhỏ được ghi sau kích thước danh nghĩa của ren và phân cách bởi dấu x.Kích thước của bước ren nhiều đầu mối được ghi trong ngoặc đơn, sau bước xoắn kèm theo kí hiệu P. Ví dụ: Tr 20 x 4 (P2).+ Hướng xoắn: Chú ý rằng ren có hướng xoắn phải thì trên ký hiệu ren không cần ghi hướng xoắn. Nếu hướng xoắn trái thì ghi kí hiệu LH.+ Cấp chính xác: Kí hiệu cấp chính xác của ren được ghi sau hướng xoắn của ren và phân cách bằng một gạch nối. Kí hiệu các miền dung sai của mối ghép ren được ghi bằng một phân số, trong đó tử số là miền dung sai của ren trong, mẫu số là miền dung sai của ren ngoài.
Thường chỉ cần ghi kích thước chiều dài ren mà không cần ghi kích thước chiều sâu lỗ khoan. Nếu không ghi tức là chiều sâu lỗ khoan bằng 1,25 chiều dài ren. Hình 4.18 là ví dụ về ghi kích thước ren
- M12: Ren hệ Met, bước lớn, đường kính danh nghĩa 12 mm;hướng xoắn phải.
- M14 x 1,5 Ren hệ Mét, bước nhỏ, đường kính danh nghĩa 14 mm, bước ren 1,5 mm
- M 24 x 4 (P2) LH: là ren hệ mét, hai đầu mối, đường kính danh nghĩa 24 mm bước xoắn 4 mm (bước ren 2 mm) hướng xoắn trái.
- Tr 30 x 4 – 5H: Ren thang, đường kính danh nghĩa 30mm, bước ren 4mm, cấp chính xác 5H.
- Sq 30 x 2 LH: Ren vuông một đầu mối, đường kính danh nghĩa 30 mm, bước xoắn bằng bước ren bằng 2 mm, hướng xoắn trái.
G1 3/4 x 1/11": Ren ống một đầu mối, đường kính ngoài 1" 3/4", bước ren 1/11" và ren có hướng xoắn phải.