Bí quyết đơn giản để trị chuột rút hiệu quả nhất
Nếu bạn đang cảm thấy đau đớn với những cơn chuột rút phiền toái thì những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn trị chuột rút hiệu quả nhất. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé. Vì sao bạn bị chuột rút? Chuột rút thường hay xảy ra ở trẻ em và người già. Nguyên nhân bị chuột rút, theo Đông y có ...
Nếu bạn đang cảm thấy đau đớn với những cơn chuột rút phiền toái thì những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn trị chuột rút hiệu quả nhất. Đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Vì sao bạn bị chuột rút?
Chuột rút thường hay xảy ra ở trẻ em và người già. Nguyên nhân bị chuột rút, theo Đông y có thể là do thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu canxi, kali, kẽm và một số loại vitamin khác. Ngoài ra cũng có nhiều người cho rằng hiện tượng bị chuột rút có thể là do vận động quá mức hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu. Trong y học cổ truyền có một số bài thuốc từ món ăn giúp trị bệnh chuột rút. Sau đây bài viết xin chia sẽ để bạn đọc cùng tham khảo.
Chuột rút thường hay xảy ra ở trẻ em và người giàBí quyết trị chuột rút hiệu quả nhất
Cháo hến:
Hến có tính mát, tác dụng bổ âm và nguồn thức ăn giàu canxi và kẽm. Nó giúp cho cơ thể tái thiết và hoàn thiệt quá trình dẫn truyền thần kinh, ổn định chức năng cơ bắp. Do đó nó có tác dụng chống co cơ, chuột rút. Cháo hến còn là món ăn thơm ngon bổ dưỡng rất được ưa chuộng đặc biệt là trong mùa hè.
Cách làm: Hến sông 1.5kg, gạo tẻ 100g, gia vị chanh, ớt.
Cách làm: Hến luộc chín, lấy nước và thịt bỏ vỏ. Nước luộc hến cùng gạo nấu thành cháo, thịt hến trộn gia vị. Sau đó phi hành mỡ thơm, cho thịt hến vào cùng gia vị mắm muối xào chín. Chờ khi cháo chín kỹ, cho món xào này vào trộn đều là được, thêm chanh ớt rau thơm ăn nóng.
Cháo hến – món ăn đơn giản trị chuột rútCháo chân gà, thuốc bắc:
Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 6 cái chân gà, hoàng kỳ, đương quy và phòng sâm mỗi loại 15 g, các loại gia vị mắm, muối, bột ngọt…
Cách làm: Chân gà nướng vàng, Các loại hoàng kỳ, đương quy và phòng sâm sắc lấy nước. Sau đó bỏ gạo, nước thuốc và chân gà hầm cùng nhau thành cháo cho chín mềm, thêm gia vị mắm muối vừa ăn, nên ăn khi nóng.
Công dụng: cháo chân gà hầm thuốc bắc có tác dụng tăng cường sức bền và chức năng của các cơ chống chuột rút và bồi bổ khí huyết. Món ăn này rất phù hợp với người sức yếu, cân cơ chân tay hay bị run, sức lao động giảm sút.
Cháo chân gà, thuốc bắcNếu chuột rút ở cơ bắp có thể dùng các loại sau để mát-xa sẽ nhanh chóng thoát khỏi chứng co rút.
– Dầu ô liu: Mát-xa phần cơ bắp bị ảnh hưởng bởi chuột rút với dầu ôliu.
– Cúc La Mã (cúc làm thuốc), hoa oải hương và hương thảo: Mát-xa nhẹ nhàng vùng đau với các loại thảo mộc này đã được pha loãng trong một chút dầu ôliu (điều này giúp thư giãn và kích thích tuần hoàn).
– Dùng giấm táo: Khi bị một cơn co cứng đau đớn, nhanh chóng ngâm một bông gòn trong giấm táo. Lấy bông gòn ra vắt rồi đặt trên các vùng bị ảnh hưởng do chuột rút. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm sự khó chịu.
Lưu ý: Nếu da quá mỏng và nhạy cảm, hãy giảm bớt thời gian nén bông gòn thấm giấm táo.
Các thủ thuật bấm huyệt:
Trong y học cổ truyền có những thủ thuật bấm huyết giúp chữa được rất nhiều bệnh. Đối với chuột rút cũng vậy các bài bấm huyệt sau đây sẽ giúp ngăn chặn tình trạnh co cơ, chuột rút.
Bấm huyệt giúp trị chuột rútNếu bị chuột rút ở bàn chân trái: Khi bị chuột rút ở bàn chân trái thì bạn dùng ngón tay cái của bàn tay phải bấm vào giữa cơ dép, các ngón của bàn tay trái là điểm tựa. Các bạn bấm nhẹ rồi mạnh dần lên cho đến hết ngưỡng, giữ nguyên cường độ từ 2-3 phút cho tới khi triệu chứng giảm thì thôi. Dùng hai bàn tay kéo ngược các ngón chân lên phía mu bàn chân, dùng tay xoa đều vùng cẳng chân và bàn chân, xoa bóp một lúc là hết.
Nếu bị chân phải thì các thao tác làm tương tự như đã làm với chân bên kia. Còn nếu bị chuột rút ở bàn tay thì nên bấm vào huyệt hợp cốc, sau đó kéo ngược các ngón tay và xoa bóp các cơ tay. Khi bấm huyệt xong không nên thả ngay mà giữ cả mức độ và cường độ tầm 2-3 phút và thả lỏng tay dần dần.