Bệnh gút
(gout) hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần ...
(gout) hay còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.
Trong bệnh gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là acid uric lắng đọng trong khớp. Có nhiều nguy cơ lắng đọng nếu nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Uric axit là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể).
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urate tại khớp gây viêm khớp, biểu hiện lâm sàng đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển. Nếu không được điều trị tiếp tục, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn, giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (aspirin, thuốc lợi tiểu).
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Và thường có đau các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay. Các tinh thể acid uric gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng 2 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (tinh thể urate lắng đọng trong mô mềm).
Gút thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể acid uric dưới kính hiển vi. Trong cơn gút cấp, nồng độ acid uric máu có thể bình thường, do đó không thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát nồng độ acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở nồng độ urate trong máu giảm.
Sau khi đã chẩn đoán xác định, sẽ chỉ định dùng thuốc trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine dùng 2-3 lần / ngày. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời.
Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp loại bỏ acid uric trong cơ thể. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) cũng có thể gây tăng acid uric. Những người mà ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.