23/05/2018, 18:47

Bệnh giun đũa hại gà (Ascaridia galli)?

Ảnh minh họa I. VÒNG ĐỜI GIUN ĐŨA Con đực và con cái sống trong ống ruột, có kích thước dài khoảng 5-10 cm. Giun trưởng thành và đẻ trứng trong đường tiêu hóa. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán trong chất độn chuồng. Ở điều kiện môi trường nóng và ẩm, trứng ...

Ảnh minh họa

I. VÒNG ĐỜI GIUN ĐŨA

Con đực và con cái sống trong ống ruột, có kích thước dài khoảng 5-10 cm. Giun trưởng thành và đẻ trứng trong đường tiêu hóa. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân và phân tán trong chất độn chuồng. Ở điều kiện môi trường nóng và ẩm, trứng giun phát triển thành phôi trong thời gian 10 ngày. Nếu gà nuốt phải trứng giun này vào đường tiêu hóa, dưới tác dụng của men tiêu hóa, sau vài ngày những ấu trùng giun được hình thành từ trứng sẽ chui qua niêm mạc ruột vào gan, lên phổi rồi ra khí quản, theo niêm dịch lại trở về đường tiêu hóa phát triển thành giun trưởng thành. Một vòng đời của giun kéo dài khoảng 50 ngày. Vì vậy nếu gà nuôi thịt 2 tháng tuổi đã xuất chuồng thì không cần phải tẩy giun. Nhưng nếu nuôi đẻ hay nuôi gà ta thì sau hai tháng tuổi phải tẩy giun và cứ 2-3 tháng sau lại tẩy lại 1 lần.

II. TRIỆU CHỨNG

Gà nhiễm bệnh giai đoạn đầu ít thấy biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt. Nhưng sau 1,5-2 tháng thấy gà mệt mỏi, xù lông, còi cọc, tiêu chảy, da xanh xao và thiếu máu (do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa nên hạn chế sự hấp thu vitamin A và các chất dinh dưỡng khác làm hco gà chậm lớn và còi cọc).

- Đôi khi gà bị chết đột ngột do giun quá nhiều gây tắc ruột.

- Gà đẻ nếu nhiễm giun nhiều cũng gây giảm đẻ.

III. BỆNH TÍCH

- Niêm mạc đường tiêu hóa thay đổi, sung huyết đỏ (do giun bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng).

- Thành ruột dầy lên và nhu động giảm.

- Giun và ấu trùng có thể xuyên qua ruột vào túi mật, gan, tim, thận, gây tích nước màng tim, thoái hóa những tổ chức ở gan, thận, tim, phổi do ấu trùng di căn tại đó.

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Dùng thức ăn và nước uống cho gia cầm phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm phân gà và đất cát.

- Nên nuôi gà trên sàn để gà ít tiếp xúc với phân có nhiễm trứng giun.

- Phải dọc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi nhập một lô gà mới.

- Không được nhốt chung gà con với gà lớn vì trứng giun từ gà lớn thải ra có thể nhiễm sớm cho gà con.

- Nếu nuôi nền đất thì chất lót chuồng phải khô ráo tránh ẩm ướt.

- Gà từ 2 tháng tuổi trở lên dùng thuốc tẩy giun Piperazin hoặc Tetramisol trộnt hức ăn để trị bệnh. Sau 2-3 tháng tẩy lại 1 lần.

b, Trị bệnh

Gà từ 2 tháng tuổi trở lên dùng một trong những thuốc tẩy giun sau để trị bệnh:

- Piperazin trộn thức ăn hay cho uống trực tiếp liều 200 mg/kg thể trọng. Sau 2-3 tháng dùng lại lần 2.

- Tetramisol (thuốc bột Hungari) dùng liều 200 mg/kg thể trọng (tương đương với Tetramisol nguyên chất là 20 mg/kg thể trọng).

Gà lớn có thể tiêm bắp liều 15 mg/kg thể trọng.

- Levamisol tiêm bắp liều 15 mg/kg thể trọng (1 ml/5kg thể trọng loại thuốc của Bungari và Cuba sản xuất).

- Levaject (Hà Lan) tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng.

- Themisol (Pháp) tiêm bắp 1ml/15 kg thể trọng.

- Nilverm (Đức) tiêm bắp 1ml/5 kg thể trọng.

0