23/05/2018, 18:47

Bệnh do sán dây ở gà?

Bệnh do sán dây ở gà I. VÒNG ĐỜI SÁN DÂY Sán dây có chiều dài từ 0,3mm-25 cm. Chúng ký sinh bám vào thành ruột hút chất dinh dưỡng, những đoạn trưởng thành chứa trứng và bài xuất ra ngoài theo phân. Ở môi trường ngoài, trứng được các chủ trung gian như ốc sên, ruồi, kiến và ...

Bệnh do sán dây ở gà

I. VÒNG ĐỜI SÁN DÂY

Sán dây có chiều dài từ 0,3mm-25 cm. Chúng ký sinh bám vào thành ruột hút chất dinh dưỡng, những đoạn trưởng thành chứa trứng và bài xuất ra ngoài theo phân.

Ở môi trường ngoài, trứng được các chủ trung gian như ốc sên, ruồi, kiến và các động vật chân đốt khác ăn phải và trứng phát triển thành kén sán. Khi gà ăn phải những ký chủ trung gian có chứa kén sán, nang sán sẽ được giải phóng và bám vào niêm mạc ruột phát triển thành dạng trưởng thành, thời gian từ khi đến trưởng thành vào khoảng 2-3 tuần.

II. TRIỆU CHỨNG

Thường gà từ 2 tháng tuổi trở lên mới bị nhiễm nhiều. Khi bị nhiễm gà thường biểu hiện chậm lớn, giảm tính thèm ăn, xù lông, còi cọc, tiêu chảy và thiếu máu da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.

Ở gà đẻ thấy lông xơ xác và giảm đẻ trứng.

III. BỆNH TÍCH

Khi mổ khám thấy niêm mạc đường tiêu  hóa viêm và xuất huyết điểm khác nhau (do sán bám vào thành ruột từng điểm một).

Trên niêm mạc ruột dễ dàng thấy được con sán màu trắng và từng đoạn dài ngắn khác nhau.

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

a, Phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại định kỳ. Đặc biệt là dọn phân thường xuyên để trứng sán dây không tồn tại trong chuồng nuôi.

- Dùng các thuốc xử lý và tiêu diệt các ký chủ trung gian như ruồi, kiến, ốc sên v.v...

- Sắp đặt chuồng nuôi và sân nuôi xoay vòng. Không nuôi chung gà đẻ với gà con trong cùng một chuồng, vì trứng sán ở gà lớn có thể lây nhiễm sang gà con.

b, Trị bệnh

Dùng thuốc Dibutyl-tin-dilaurate rất hiệu trong việc loại trừ sán dây.

Tuy nhiên nó có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà và giảm đẻ trứng ở gái mái. Thuốc có thể trộn vào thức ăn hoặc dùng riêng cho từng con. 

0