Bệnh Đậu mùa
Để có thể áp dụng bất kỳ thông tin nào mà Wikipedia tiếng Việt cung cấp, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ hay các nhà chuyên môn về sức khỏe. Đậu mùa Phân loại & liên ...

Để có thể áp dụng bất kỳ thông tin nào mà Wikipedia tiếng Việt cung cấp, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ hay các nhà chuyên môn về sức khỏe.
Đậu mùa
Phân loại & liên kết ngoài
Smallpox.jpg
Trẻ lên đậu
ICD-10 B03.
ICD-9 050
DiseasesDB 12219
MedlinePlus 001356
eMedicine emerg/885
MeSH D012899
Virus Variola
Phân loại virus
Nhóm: Nhóm I (dsDNA)
Họ (familia): Poxviridae
Chi (genus): Orthopoxvirus
Loài (species): Variola vera
Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor. Loại V major độc hại hơn, gây tử vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết khoảng 1% bệnh nhân[1]. Hậu quả của đậu mùa thường là vết sẹo trên da nhưng cũng có khi làm nạn nhân mù vì giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn.
Vào thế kỷ 18 tại châu Âu bệnh đậu mùa giết chết khoảng 60 triệu người, trong đó có 5 quốc vương. Trong số trẻ em dưới năm tuổi 80% chết vì lây bệnh. Số sống sót 1/3 bị mù mắt
Ngay trong thời cận đại khoảng 300-500 triệu người chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước lượng riêng năm 1967 15 triệu người đã thiệt mạng vì nhiễm bệnh. Hai triệu người sống đến năm sau rồi chết. Phong trào chủng đậu trong suốt hai thế kỷ 19 và 20 đã giảm thiểu nguy cơ bệnh và đến năm 1979 WHO đã tuyên bố diệt dứt được bệnh đậu mùa
Bệnh đậu mùa là căn bệnh duy nhất của loài người đã được diệt dứt[4].
Lịch sử Việt Nam có ghi lại một số những nhân vật chết vì bệnh đậu mùa. Trong đó có Hoàng tử Cảnh, người con cả của vua Nguyễn Thế Tổ (niên hiệu Gia Long). Hoàng tử Cảnh mất năm 22 tuổi, để lại một vợ và hai con. Vua Tự Đức cũng bị bệnh đậu mùa và bị vô sinh nên nhận một người con nuôi lên làm vua và chỉ tại vị được 3 ngày, đó là vua Dục Đức
Sử nhà Nguyễn cũng ghi hai nạn dịch lớn trước thời Pháp thuộc:
- "Năm Canh Thìn (1820) tháng 11 (âm lịch) bệnh dịch lan tràn, khởi đầu từ Hà Tiên đến Bắc Thành. Nhiều người chết. Nhà nước chẩn cấp cho dân tổng cộng 73 vạn quan tiền."
- "Năm Canh Tý (1840) tháng 9 (âm lịch) ở Sơn Tây từ mùa xuân đến mùa thu có hơn 4.900 người chết dịch.”
Vết sẹo rậm trên da mặt thường là chứng tích của bệnh đậu mùa, tiếng Việt có chữ riêng để gọi: "rỗ".