31/05/2017, 12:19

Bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành.

Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định nhưng hành cũng có chức năng không kém. Nếu như chúng ta chỉ biết học lí thuyết màkhông vận dụng thực hành thì những lí thuyết mà chúng ta đã thu nhận cũng chỉ là những kiến thức chết, vô ích. Chúng ta không chỉ học những kiến thức ...

Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định nhưng hành cũng có chức năng không kém. Nếu như chúng ta chỉ biết học lí thuyết màkhông vận dụng thực hành thì những lí thuyết mà chúng ta đã thu nhận cũng chỉ là những kiến thức chết, vô ích. Chúng ta không chỉ học những kiến thức mang tính lí thuyết mà phải biết đem nó vận dụng vào trong cuộc sống, biến nó thành sức mạnh vật chất để phục vụ cuộc sống, chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó. Đồng thời, muốn việc thực hành có ...

Gợi ý viết bài

Các ý chính cần đạt trong bài trình bày ý kiến về phương châm học đi đôi với hành:

-     Khẳng định phương châm học đi đôi với hành là điều quan trọng tối ưu trong phương pháp học tập.

-     Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

•     Học ở đây được hiểu là lí thuyết, là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay ngay cả trong cuộc sống. Quá trình này nhằm đạt đến một cái đích chung đó là làm phong phú những hiểu biết của mình, giúp mình phát triển toàn vẹn nhân cách và đặc biệt trang bị cho chúng ta những kĩ năng, kiến thức nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và đất nước.

•     Hành xưa nay vẫn được hiểu là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hành là đem những cái đã học được áp dụng vào thực tế, làm cho nó sinh động và có ích. Hành có nhiều cấp độ khác nhau. Nó tùy thuộc vào tri thức mà chúng ta học được phong phú và sâu sắc đến đâu. Những ngườinông dân làm ruộng thực hành sẽ khác hẳn với những kĩ sư thực hành vận hành máy móc trong sản xuất và lại càng khác hẳn nếu như đem so sánh với một nhà văn hay một nhà giáo.

•     Học phải đi liền với thực hành. Nó là hai bộ phận thống nhất và có quan hệ gắn bó với nhau, bổ sung, làm hoàn chỉnh cho nhau.

•     Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định nhưng hành cũng có chức năng không kém. Nếu như chúng ta chỉ biết học lí thuyết màkhông vận dụng thực hành thì những lí thuyết mà chúng ta đã thu nhận cũng chỉ là những kiến thức chết, vô ích. Chúng ta không chỉ học những kiến thức mang tính lí thuyết mà phải biết đem nó vận dụng vào trong cuộc sống, biến nó thành sức mạnh vật chất để phục vụ cuộc sống, chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó. Đồng thời, muốn việc thực hành có kết quả như mong đợi đòi hỏi chúng ta phải nắm thật chắc những kiến thức lí thuyết.

Tuy nhiên, đôi lúc, chúng ta lại gặp phải rất nhiều khó khăn khi áp dụng những lí thuyết đã học vào thực tế. Chúng ta phải biết kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn và đôi lúc vận dụng cả sự sáng tạo vào những điều đã học. Có như thế, kiến thức sẽ trở nên sâu hơn, bền vững hơn. Không chỉ học lí thuyết suông mà phải thực hành vận dụng để biến nó thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.

Nguồn: Những bài văn hay
0