Thuyết minh về thơ Đường.
Không riêng gì thơ ca mà cả ngành khác như họa, nhạc, múa cũng đều phát triển. Do đó, ngành này đem lại vẻ đẹp cho những ngành khác. ThơĐường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc họa. Sự trau chuốt, khổ công đi đôi với những cảm hứng tự nhiên. Không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái ...
Không riêng gì thơ ca mà cả ngành khác như họa, nhạc, múa cũng đều phát triển. Do đó, ngành này đem lại vẻ đẹp cho những ngành khác. ThơĐường rất trọng âm nhạc, hình ảnh, khắc họa. Sự trau chuốt, khổ công đi đôi với những cảm hứng tự nhiên. Không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái từ nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường.
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt trong lịch sử văn học, kéo dài suốt từ thời nhà Đường, từ khi Đường Thái Tông dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường kết thúc, ròng rã ba trăm năm (618 - 907). Sốlượng có tới hàng vạn bài thơ của khoảng hai nghìn ba trăm nhà thơ... Trên cái nền vĩ đại ấy, có những thi hào nổi danh và trở thành những danh nhân thế giới như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Một phong trào thơ, mở đầu và phát triển, luôn luôn có những tên tuổi mới, vượt trội lên. Phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của đời Đường rất đa dạng: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang, Cao Thích, Lí Thương Ẩn, Trương Tịch, Đỗ Mục, Lưu Vũ Tích, Đỗ Tuân Hạc, Tào Đường... thơ của họ đã rất khác nhau, nói chi đến Lí Bạch và Đỗ Phủ. Đề tài thể hiện từ những sinh hoạt xa hoa của quý tộc, đến cảnh nghèo túng nhất của dân chúng, cảnh đời, cảnh tiên, núi non, sông nước, trận mạc, hoa cỏ... rất phong phú. Đề tài thơ này với đề tài thơ khác, mỗi đề tài lại có một vẻ đẹp riêng nhưng cũng có những phong vị chung. Vua chúa như Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên, Đường Huyền Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Tuyên Tông; nữ thi sĩ như Đỗ Thu Nương, Trần Ngọc Lan, Dương Quý Phi...; hoặc những dân chúng bình thường ở thành thị hoặc thôn dã đều làm thơ, yêu thơ. Sinh hoạt ngâm thơ, thưởng thơ ở các nhà giàu đã đành, mà trong quân, những tiệc lớn của nhà vua hay Tết nhất, lễ hội của dân chúng, thơ cũng là một thứ được nhiều người mến mộ.
Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay, không những ở trong nước mà còn vượt ra ngoài nước. Thơ là một qui định trong thi cử... Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hóa Trung Hoa, với các nước láng giềng.
Di sản đồ sộ và tinh hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trang Hoa và là một trong những điểm sáng rực rõ' của văn hóa nhân loại.
Vương Duy không những là một nhà thơ, còn là một họa sĩ, một nhà thư pháp. Do đó trong thơ ông thơ và họa kết hợp rất điêu luyện. Sau này, thi hào Tô Đông Pha đời Tông đã thốt lên rằng: “Mỗi bài thơ của ông (Vương Duy) là một bức họa, và trong mỗi bức họa của ông lại có một bài thơ”. Vương Xương Linh, Vương Chi Hoán, Cao Thích nghe hát ở Kì Đình, thẩm âm sành điệu chẳng khác gì nhạc công, nhạc sĩ...
Thơ Đường sâu sắc về nội dung, đẹp về hình thức, hiện thực và lãng mạn đều đạt tới đỉnh cao...
Thơ Đường được chia ra làm hai loại: cổ thể và tân thể (luật). Trong cổ thể lại có bài năm lời (ngũ ngôn) và bảy lời (thất ngôn).
Trong thơ luật có hai tuyệt cú (bổn câu) và bát cú (tám câu), mỗi phần trong bài bát cú đều có quy tắc cụ thể để thành một quy định về cấu trúc (phá, thừa, thực, luận và kết). Ngoài ra, còn có luật bằng trắc, bắt buộc tạo thành âm điệu và vần, làm phong phú cho bài thơ.
Thơ Đường có mây thời kì như sơ Đường, thịnh Đường, trung Đường, vãn Đường. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu chỉ chia gọn làm ba thời kì là sơ, thịnh và vãn hoặc sơ, trung và vãn. Mỗi thời kì đều có những nhà thơ tiêu biểu.