24/05/2018, 15:27

Bão Katrina

tại miền đông nam Hoa Kỳ vào lúc 16:15 giờ UTC ngày 29 tháng 8 là một cơn bão mạnh đã tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ và đã trở thành thiên tai kinh khủng và tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ trận động đất tại San ...

tại miền đông nam Hoa Kỳ vào lúc 16:15 giờ UTC ngày 29 tháng 8

là một cơn bão mạnh đã tàn phá miền Đông Nam Hoa Kỳ và đã trở thành thiên tai kinh khủng và tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ trận động đất tại San Francisco năm 1906 đến nay.

Khu vực bị ảnh hưởng bao gồm tiểu bang Louisiana (nhất là vùng New Orleans), miền nam và trung Mississippi, nam Alabama, vùng tây cán xoong Florida, miền nam Florida, và nhiều khu vực về phía bắc. Trong mùa bão ở Đại Tây Dương năm 2005 nó là bão thứ 11 được đặt tên, gió xoáy nhiệt đới thứ 4 và cơn bão quan trọng thứ 3. Vì áp suất khí quyển ở tâm là 918 mb thủy ngân khi vào đất liền tại Louisiana, nó là bão mạnh thứ ba đổ xuống Hoa Kỳ đã được ghi chép trong lịch sử.

Giới chức trách xác nhận có 207 người thiệt mạng tuy nhiên thị trưởng New Orleans, ông Ray Nagin ước đoán con số tử vong có thể lên đến hàng ngàn người. Hai con đê ở New Orleans vỡ với hậu quả là 80% thành phố bị lụt; có khu phố nước dâng cao đến 7,6 mét.

Các chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì trận bão. . Năm triệu người bị cúp điện trong vùng Vịnh Mexico và phải mất đến hai tháng dịch vụ điện mới được phục toàn.

Tính đến năm 2005, bão Katrina là cơn bão gây nhiều tử thương nhất ở Hoa Kỳ kể từ trận bão Camille. Bão Camille năm 1969 đã làm 256 người bị thiệt mạng. Trước đó, bão Audrey năm 1957 giữ kỷ lục tàn phá, giết chết 390 người và 160 người bị mất tích. Nhiều người kết luận bão Katrina là một thiên tai tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến năm 2005.

Dự báo đường đi của bão Katrina ra ba ngày từ lúc 4 giờ chiều CDT ngày 28 tháng 8

hình thành trên quần đảo Bahamas vào ngày 24 tháng 8 năm 2005 và vào đất liền gần Miami, Florida như bão cấp 1 trên Thang bão Saffir-Simpson. Nó suy yếu đi thành bão nhiệt đới rồi nhanh chóng mạnh trở lại khi vượt qua vùng nước ấm của vịnh Mexico ngoài sự tiên đoán của các chuyên gia. Katrina, khi đó có áp suất 902 mb thủy ngân (áp suất thấp thứ 4 trong lịch sử Lưu vực Đại Tây Dương) và tăng cường thành bão cấp 5. Nó đổi hướng về phía bắc và vào đất liền lần thứ hai vào ngày 29 tháng 8 năm 2005 gần Grand Isle, Louisiana là bão cấp 4 với tốc độ gió lên tới 241 km/h. Sau đó, Katrina vào đất liền lần thứ ba về phía nam của Buras-Triumph, Louisiana vào khoảng lúc 6:10 giờ sáng CDT (11:10 giờ UTC) ngày 29 tháng 8 năm 2005 vẫn là bão cấp 4, với tốc độ gió lên tới 225 km/h và áp suất khí quyển ở tâm bão tụt xuống 918 mb thủy ngân.

Vào lúc lớn nhất, riêng tâm bão rộng tới 48 km. Vào lúc 6 giờ sáng CDT, cơn bão này tiến về phía bắc với tốc độ di chuyển 24 km/h. Sức gió dự báo lên tới 278 km (150 hải lý) trên đất liền, trong khi có mưa lụt đến tận vùng Ngũ Đại Hồ. Những phần còn lại của bão Katrina vẫn mạnh và đã chuyển về phía bắc qua miền Đông Hoa Kỳ và Canada.

Nhà di động bị phá ở Davie, Florida do Katrina.

Những người không sơ tán kịp xếp hàng để vào sân vận động Superdome, "nơi trốn cuối cùng" cho dân New Orleans.

Vì những nguồn gốc báo cáo vào lúc khác nhau, có thể là các tổng số tiểu bang không đúng với tổng số vào các quận riêng.

12 người bị thiệt mạng tại Nam Florida, bao gồm ba người ở Quận Broward, một ở Quận Miami-Dade, và bốn ở thành phố Miami. Hơn một triệu người bị cúp điện, và chi phí thiệt hại từ 1 đến 2 tỷ đô la Mỹ.

Đông Nam Louisiana

Thành phố New Orleans phải ra lệnh sơ tán lần đầu tiên trong lịch sử, vì 70% diện tích của thành phố nằm dưới mực nước biển, và sóng cồn dự kiến đạt độ cao kỷ lục là 8 mét trên mức thủy triều thông thường. Thiết bị đo sóng trên biển ghi nhận sóng đạt đến 11 mét trước khi nó ngừng hoạt động. Các kế hoạch để giảm thảm họa đã hoạt động hết công suất tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì bão tố. State Farm Insurance và những công ty bảo hiểm khác ước lượng chi phí thiệt hại bảo hiểm đã lên đến 25 tỷ đô la.

May mắn cho phần nhiều của New Orleans, cơn bão này không thảm họa đến độ như các nhà khí tượng học dự báo, tại vì bão Katrina quay phải vào đúng lúc và quanh mắt bão vượt qua New Orleans cách 16–24 km. Dù là các phóng viên cho rằng sóng bão vượt qua bờ đê, nó lên chậm và ổn định, cho nên phần nhiều của hệ thống bờ đê giữ thẳng, nhưng mà nhiều máy bơm nước bị cúp điện, và một đê của Hồ Pontchartrain bị bể, làm 80% của thành phố New Orleans lụt, có chỗ bị lụt gần 8 mét, nhất là vào vùng đông của thành phố.

Hai quận Jefferson và Plaquemines phải tuyên bố thiết quân luật.

Miền nam của tiểu bang Mississippi bị tàn phá kinh khủng. Hai thành phố Gulfport và Biloxi bị mưa và sóng lụt, và những sòng bạc trên nước đã bị mang khỏi nước biển và lên đất liền. Phần nhiều của những người bị thiệt mạng ở Biloxi.

Ở Mobile, Alabama, Vịnh Mobile đổ nước vào phố sâu 60–90 cm. Hơn 110.000 người bị cúp điện ở Alabama, và có người báo cáo có bão táp gần Brewton, Alabama. Miền tây của tiểu bang Georgia bị mưa lụt, gió thổi, và vài bão táp ở ba quận Polk, Heard, và Carroll.

Tại tiểu bang Tennessee, gần 75.000 người bị cúp điện vào hai khu vực Memphis và Nashville. Khu vực Hopkinsville đã bị mưa lụt dữ. Nhiều căn nhà bị lụt và một trường trung học bị sụp xuống một phần ở Quận Christian. Tại Quận Warren ở tiểu bang Ohio, Katrina có thể đã gây ra một bão cấp 0, làm gãy vài cây cối.

Bảng bên phải liệt kê số người bị thiệt mạng đã được xác nhận tại những khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, số tử thương được ước lượng có thể nhiều hơn, nhất là ở New Orleans, nhưng các giới chức đã quan tâm đến việc cứu những người đang sống, thay vì đếm những người bị thiệt mạng. Vào ngày 31 tháng 8, thị trưởng New Orleans Ray Nagin cho rằng số người bị thiệt mạng do bão chắc tới hàng ngàn.

0