25/04/2018, 17:05

Báo cáo thực hành: Phản ứng oxi hóa – khử, 1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit. Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên…...

Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử – Báo cáo thực hành: Phản ứng oxi hóa – khử. 1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit. Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên… 1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit. Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên Giải thích: Vì Zn đứng trước H ...

Bài 20. Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử – Báo cáo thực hành: Phản ứng oxi hóa – khử. 1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên…

1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.

Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên

Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí (H_2) thoát ra.

Phương trình phản ứng: (Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2)

Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H là chất oxi hóa.

2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.

Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của (CuSO_4) bị mất đi

Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: (Fe + CuSO_4 → FeSO_4 + Cu)

Vai trò: Fe là chất khử, Cu là chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu

Giải thích: Vì trong môi trường axit (FeSO_4) là chất khử đã oxi hoá Mn từ (Mn^{7+}) xuống (Mn^{2+})

Phương trình phản ứng: (10FeSO_4 + 2KMnO_4 + 8H_2SO_4 → 5Fe_2(SO_4)_3 )

(+ 2MnSO_4 + K_2SO_4 + 8H_2O)

Vai trò: Fe là chất khử, Mn là chất oxi hóa.

0