25/04/2018, 17:04

Báo cáo thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh, 1. Tính oxi hóa của oxi. Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng…...

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi lưu huỳnh – Báo cáo thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh. 1. Tính oxi hóa của oxi. Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng… 1. Tính oxi hóa của oxi. Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng. Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng ...

Bài 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi lưu huỳnh – Báo cáo thực hành: Tính chất của oxi, lưu huỳnh. 1. Tính oxi hóa của oxi.

Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng…

1. Tính oxi hóa của oxi.

Hiện tượng: Mẩu than cháy hồng.

Khi đưa vào lọ chứa oxi, dây thép cháy trong oxi sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn tóe như pháo hoa.

PTHH: (3Fe + O_2 → Fe_3O_4).

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 đến 8/3 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ O xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

2. Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.

Hiện tượng: S(rắn, vàng) → S(lỏng, vàng, linh động) → S(quánh nhớt, nâu đỏ) → S(hơi ,da cam).

3. Tính khử của lưu huỳnh.

Hiện tượng: Phản ứng giữa Fe và S xảy ra nhanh hơn tỏa nhiều nhiệt, làm đỏ rực hỗn hợp.

PTHH: Fe + S → FeS.

Số oxi hóa của Fe tăng từ 0 → 2 nên Fe là chất khử.

Số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 nên S là chất oxi hóa.

4. Tính khử của lưu huỳnh.

Hiện tượng: S cháy trong lọ chứa (O_2) mãnh liệt hơn nhiều khi cháy trong không khí, tạo ra khí (SO_2) có mùi hắc.

PTHH: (S + O_2 → SO_2).

Số oxi hóa của S tăng từ 0 → +2 nên S là chất khử.

Số oxi hóa của O giảm từ 0 xuống -2 nên O là chất oxi hóa.

0