01/06/2017, 11:07

Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc

Đề bài: Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu hổi, ngày hăm ba...”. I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI Ngày 23-9-1945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. ...

Đề bài: Bằng cảm xúc trân trọng và biết ơn, hãy viết một bài văn nhằm nói lên ý nghĩa của một câu trong một bài hát quen thuộc: “Mùa thu hổi, ngày hăm ba...”. I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI Ngày 23-9-1945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Sài Gòn đã cầm súng chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó, cuộc kháng chiến đã lan ra khắp Nam Bộ rồi chính thức trở thành cuộc kháng chiến toàn quốc từ ngày 19-12- ...

Đề bài: : “Mùa thu hổi, ngày hăm ba...”.

I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI

Ngày 23-9-1945, tại Sài Gòn, bọn thực dân Pháp nổ súng, bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Sài Gòn đã cầm súng chiến đấu, quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó, cuộc kháng chiến đã lan ra khắp Nam Bộ rồi chính thức trở thành cuộc kháng chiến toàn quốc từ ngày 19-12- 1946. Trong những ngày đầu của Nam Bộ kháng chiến, có phong trào Nam tiến của nhân dân vào từ các tỉnh miền Bắc cùng với nhân dân Nam Bộ chiến đấu chông giặc. Tiếp sau kháng chiến chông Pháp là kháng chiến chống Mĩ, cho đến Ngày 30-4-1975, cuộc chiến đâu của nhân dân Nam Bộ đã đi suốt thời gian 30 năm. Bài viết cần làm rõ những nội dung đó. Không đi vào lí luận, bài cần chọn những sự việc tiêu biểu, nói lên lòng cảm phục và biết ơn, đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc kháng chiến.

II. DÀN BÀI

1. Mở bài

Nhắc lại câu hát nhằm khẳng định ý nghĩa của ngày Nam Bộ kháng chiến.

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu hát: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba...”.

- Đó là ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày nhân dân thành phô" Sài Gòn bắt đầu cầm súng đánh giặc, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ;

- Đó là ngày các chàng trai miền Bắc bắt đầu cuộc Nam tiến, cùng với nhân dân Nam Bộ bảo vệ Tố quốc;

- Bao nhiêu người đã hi sinh xương máu cho cuộc kháng chiến ấy;

- Cuộc kháng chiến nói lên tinh thần quý trọng Độc lập Tự do và ý chí bất khuất của nhân dân ta.

3. Kết bài

Tinh thần ngày 23 tháng 9 sống mãi! Nhân dân ta tự hào về cuộc kháng chiến anh hùng.

BÀI THAM KHẢO

Mùa thu rồi, ngày hăm ba...

 

Ngày 23-9-1945 là ngày đầu tiên Sài Gòn đứng lên chống Pháp 

Ngày 23-9-1945, nơi một góc phố Sài Gòn, một chàng trai tạm biệt người vợ trẻ đề cầm súng lên đường. Đúng ba mươi năm sau, cũng nơi góc phố ấy, một người đàn ông tóc đã hoa râm trở về gặp lại người vợ ngày xưa nay mái đầu cũng đã điểm bạc. Người vợ đã thuỷ chung chờ ông qua ba mươi năm như một nàng Kiều Nguyệt Nga của thời hiện đại. Dẫu sao đôi vợ chồng ấy cũng là những người may mắn.

Ngày 23-9-1945, dưới một mái nhà lợp lá dừa nước của một làng quê, có người phụ nữ xinh đẹp cùng với đứa con nhỏ bê" trên tay, đã giơ một cánh tay vẫy chào người chồng ra trận. Ba mươi năm sau, một người đàn ông đã độ tuổi sáu mươi, tìm đến nơi vườn cũ, ngạc nhiên khi thấy trên đầu vọ' mình là vành khăn tang, và trên bàn thờ nghi ngút khói hương là tấm ảnh của chính mình. Hai người ôm nhau mà khóc trong mừng tủi mênh mông: Đôi vợ chồng ấy thật may mắn. 

Cũng trong ngày 23-9-1945 ây, nơi một góc phô Hà Nội, có những chàng trai vội vă chạy đến xếp thành đội ngữ đế tiến về ga Hàng cỏ. Trên sân ga, con tàu dài đang tuôn khói trắng và rú lên những hồi còi giục giã niềm khát vọng tiến về Nam đế bảo vệ miền đất Nam Bộ “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”. Trong số nhừng chàng trai ấy, nhiều người đã trơ về Hà Nội với những huân chương chiến công trên ngực nhưng cũng với những vết thương trên thân thể, có không ít người còn để lại một phần xương thịt của mình nơi một mảnh đất nào đó trên đất Nam Bộ sông nước mênh mông. Dẫu sao, đó cũng là những con người may mắn.

Bởi vì có không ít người Hà Nội không còn trở về với Hà Nội. Có không ít người không còn trở về đề gặp lại người vợ trẻ đỏ mắt chờ mong nơi góc phố Sài Gòn hay nơi mái nhà của miền quê Nam Bộ yên bình. Rất nhiều người mẹ đã không hề nhìn thấy lại đứa con trai yêu dấu của mình kể từ sau ngày hai mươi ba tháng chín ấy.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày nhân dân Sài Gòn, nhân dân Nam Bộ đứng lên cầm súng đánh giặc Pháp để bảo vệ Độc lập, Tự do, bảo vệ sự trường tồn của Đất Nước một dải từ ải Nam Quan cho tới mũi Cà Mau. Đất nước vừa sống trong Độc lập Tự do chưa được bao ngày, chỉ vừa đúng ba tuần với đúng 21 ngày chần, nhưng Độc lập quý giá vô cùng, Tổ quốc thiêng liêng vô cùng! Phải bảo vệ sự sống còn của Sài Gòn, của Nam Bộ, trong sự vững bền muôn thuở của Tố quốc Việt Nam. Cuộc chiến đấu ấy đã đi đúng một vòng thời gian chưa từng có trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: ba mươi năm.

Không bao giờ chúng ta có thể quên: mùa thu rồi, ngày hăm ba...

0