01/06/2017, 11:07

Một con người làm sao có thế nhận thức được chính mình?

Đề bài: Một con người làm sao có thế nhận thức được chính mình? Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có thể để gió cuốn đi nhưng ta hãy luôn sông bằng một tấm lòng đế cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn! Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện hổn phận của mình, ...

Đề bài: Một con người làm sao có thế nhận thức được chính mình? Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có thể để gió cuốn đi nhưng ta hãy luôn sông bằng một tấm lòng đế cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn! Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện hổn phận của mình, lúc đó hạn lập tức hiếu được giá trị của mình (Gớt). Suy nghĩ về ý kiến trên. 1. Tìm hiểu đề: 1. Luận đề: thực tiễn là con đường để người ta tự nhận thức về bản thân. 2. Có ...

Đề bài:

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng có thể để gió cuốn đi nhưng ta hãy luôn sông bằng một tấm lòng đế cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn!

Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện hổn phận của mình, lúc đó hạn lập tức hiếu được giá trị của mình (Gớt).

Suy nghĩ về ý kiến trên.

1. Tìm hiểu đề:

1. Luận đề: thực tiễn là con đường để người ta tự nhận thức về bản thân.

2. Có thể sử dụng tổng hợp các thao tác:

a. Giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc “tự nhận thức bản thân”.

b. Phân tích vai trò của thực tiễn đối với sự “tự nhận thức bản thân”.

c. Chứng minh: nêu những ví dụ về việc “tự nhận thức bản thân đúng đắn” (khiêm tốn, cố gắng, hoà nhập...) và “tự nhận thức bản thân không đúng đắn” (kiêu ngạo, tự phụ, mù quáng...).

d. Bình luận (mở rộng bàn bạc) đế:

- Khẳng định việc tự nhận thức bản thân đúng đắn sè tạo cho con người cơ hội phát triển và có thế gặp nhiều may mắn.

- Phê phán sự chủ quan, ngạo mạn và cái giá phải trả cho những thói xấu đó.

3. Phạm vi sử dụng tư liệu:

- Đây là kiểu bài nghị luận xã hội nên dẫn chứng chủ yếu lấy trong đời sống thực tế, tức là thuộc vốn sống trực tiếp (do tuổi đời, hoàn cảnh sông, kinh nghiệm sống, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích... quyết định) của người viết.

- Có thể dùng dẫn chứng thơ văn, nhưng rất hạn chế bới nếu quá đà sẽ lạc sang kiểu bài nghị luận văn học.

 

2. Lập dàn ý:

Mở bài

Dẫn luận đề (thực tiễn là con đường để người ta tự nhận thức về bản thân) vào bài viết theo một trong các cách: trực tiếp, gián tiếp, phản đề... 

Thân bài

- Giải thích “thực tiễn là con đường để người ta tự nhận thức về bản thân”.

- Phân tích các khía cạnh biểu hiện của luận đề (dẫn chứng).

- Phê phán nhĩíng hiện tượng chủ quan tự phụ một cách mù quáng (dẫn chứng).

- Định hướng phấn đấu để hiểu mình, hiểu người, góp phần hoàn thiện nhân cách.

Kết bài

- Khẳng định sự tự hiểu mình (tự nhận thức bản thân: Mình là ai? Đang quan hệ với ai? Trong hoàn cảnh nào?...) là một trong những biểu hiện của cách sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả đối với con người.

- Câu nói của Gớt đặt ra một vấn đề muôn thuở mang tính nhân loại, gợi mở cho chúng ta tiếp tục suy nghĩ về cách sống, lối sống, mục đích sống, ý nghĩa của cuộc sống...

3. Viết bài.

4. Kiểm tra, sửa chữa.

0