24/05/2018, 18:59

Bản sắc làng nghề

Theo quan niệm của người xưa, nói đến các vật phẩm bằng gốm là nói đến sự kết hợp hài hoà của ngũ hành (kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ). kim loại ngâm trong xương và trong men gốm, tạo ra vẻ đẹp và sự huyền bí của màu sắc. rơm, tre, củi, gỗ tạo ...

Theo quan niệm của người xưa, nói đến các vật phẩm bằng gốm là nói đến sự kết hợp hài hoà của ngũ hành (kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ). kim loại ngâm trong xương và trong men gốm, tạo ra vẻ đẹp và sự huyền bí của màu sắc. rơm, tre, củi, gỗ tạo ra ngọn lửa và tạo ra “hoả, biến”, tác nhân của sự bền chắc trong xương gốm, màu sáng bóng rực rỡ của áo gốm. nước hoà với đất để tạo ra dáng gốm và minh hoạ các biểu tượng của tâm hồn. lửa là cha tạo ra phẩm chất, sắc thái của gốm. đất là mẹ tạo ra xương thịt của gốm. tất cả những yếu tố đó đã tạo nên giá trị của sản phẩm gốm. để cầu mong sự thịnh vượng, người thợ gốm bát tràng thời xưa, mỗi khi phát hoả, nhóm lò lại thắp ba nén hương khấn cầu cho ngũ hành hanh thông, nghề nghiệp tiến triển.

Lúc đầu, người thợ bát tràng khai thác đất sét trắng ngay tại làng. chất liệu này đảm bảo tinh dẻo, ít bã và ít phải gia cố trước khi tạo hình. cho đến cuối thời lê, các gò đất sét trắng của phường bạch thổ đã cạn, người thợ bát tràng dùng đất lấy ở rau (sơn tây), cổ điển (phúc yên) và đặc biệt là đất dâu canh (đông anh). từ cuối thời lê trở đi, người bát tràng sử dụng đất sông dâu làm nguyên liệu chính.

Cho đến cuối thế kỷ trước, một mặt người thợ bát tràng vẫn tiếp tục sử dụng đất dâu canh sản xuất đồ đạc, mặt khác, họ còn sử dụng đất cao lanh lạc tử, đất sét trắng hổ lao và trúc thôn (đông triều ). đây là nguyên liệu để sản xuất đồ sành trắng.

Trong khâu tạo dáng đồ gốm, xưa kia ở bát tràng phổ bíến là lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. tuỳ theo vật dụng định làm mà người thợ dùng chân để xoay, dùng tay để vuốt. kết quả họ đã tạo ra những sản phẩm đơn chiếc. kiểu vuốt này ở bát tràng hiện còn rất ít người thợ gốm làm được. gần đây tính công nghiệp của sản phẩm gốm đã được đẩy mạnh hơn khi xuất hiện các loại khuôn gỗ và thạch cao. người thợ sáng tác ra một mẫu nào đó gọi là cốt, sau đó người ta làm khuôn để sản xuất cho ra hàng loạt. ưu điểm của loại kỹ thuật này là làm ra được những mặt hàng giống nhau và giá thành hạ.

Chế tạo men gốm là một bí quyết nhà nghề. khoảng cuối thế kỷ xiv về trước, men ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là đất sét trắng phường bạch thổ và ôxit đồng dạng bột tán nhỏ. từ thời lê sơ trở đi (đầu thế kỷ xv), người thợ bát tràng đã chế tạo ra loại men gio, có màu trắng đục. đây là loại men được chế từ ba thành phần chính là: đất sét trắng phường bạch thổ, vôi sống để tởi, gio cây lâu cụt và gio sung, cũng có khi họ dùng gio trấu của làng quế, làng lường. ngoài men gio, người thợ bát tràng đã chế ra loại men nâu sôcôla. men này bao gồm men gio cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxit sắt -mangan) lấy từ phù lãng (bắc ninh).

Cũng từ thế kỷ xv, người thợ bát tràng đã chế được loại men lam nổi tiếng. loại men này được chế từ đá đỏ (ôxit coban), đá thối (ôxit mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. men này phát màu ở nhiệt độ: 125 độ c. cho đến đầu thế kỷ xvii, một loại men mới đã được khám phá là men rạn, đây là loại men được điều chế từ vôi sống, gio trấu và riêng thành phần cao lanh tử lạc trắng được thay thế bởi cao lanh màu hồng nhạt lấy tại chùa hội (bích nhôi -hải dương). tỷ lệ của ba thành phần này được thêm gia giảm để tạo ra các loại men rạn khác nhau.

Bao nung được coi là một trong những khâu quan trọng của kỹ thuật nung. chính những viên gạch vuông - sản phẩm đặc biệt của lò gốm bát tràng, xuất hiện là do yêu cầu của cấu trúc lò, đồng thời cũng là những bao nung sản phẩm.

Ở bát tràng còn truyền tụng đôi câu đối ca ngợi kỹ thuật nung gốm:

bạch lĩnh chân truyền nê tác bảo

hồng lô đào chú thổ hành kim.

nghĩa là:

núi đất trắng truyền nghề, bùn thành vật quý

lò rực hồng hun nặn, đất hoá nên vàng.

Giải quyết xong vấn đề xương gốm, tạo dáng men, bao nung, người thợ quan tâm đến việc chế ngự lửa. để tạo ra được ngọn lửa hữu ích, người thợ gốm bát tràng không những tiếp thu những điểm ưu việt của các lò gốm địa phương khác, mà còn không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sử dụng nhiều loại lò khác nhau. cho đến nay, ở bát tràng đã sử dụng các kiểu lò ếch, lò đàn, lò bầu và lò hộp.

Lò ếch là một kiểu lò gốm cổ nhất nước ta. nó được hoàn thiện dần nhằm tăng nhiệt độ trong lò, dung tích chứa sản phẩm, và đặc biệt là hệ thống thông khói kết hợp với việc giữ nhiệt và điều hoà nhiệt trong bầu lò. các công trình nghiên cứu qua tài kiệu khai quật khảo cổ học ở hà bắc và hải hưng cho biết có thể phục hồi kiểu lò ếch cổ của bát tràng. kiểu lò này có dáng như một con ếch nằm; dài khoảng 7 m, bề ngang chỗ phình rộng nhất khoảng 3  4m, cửa lò rộng khoảng 1,2m và cao 1m. đáy lò phẳng, nằm ngang. vòm lò cao từ 2m đến 2.70m. bên hông lò có một cửa ngách rộng khoảng 1m, cao 1,2m để người thợ gốm chồng và dỡ sản phẩm. tiếp cận phía sau của gáy lò có ba ống khói thẳng đứng cao khoảng 3m đến 3,5m, lò được định hình bằng gạch dân dụng (trừ vòm lò). sau đó mặt bên trong lò và sàn lò được gia cố bằng một lớp đất sét màu hồng lấy ở dâu canh hoặc đáp cầu, dầy chừng 6cm. trong một bầu lò được chia ra thành 5 khu vực xếp sản phẩm: hàng giàn, hàng gáy, hàng giữa, hang chuột chạy và hàng mặt .

Trong quá trình vận hành người thợ đã phát hiện ra nhược điểm của lớp dất gia cố, thay vào đó bằng lớp gạch mộc và vữa ghép bằng chính loại đất làm gạch. phát hiện ngẫu nhiên này đã tạo ra những viên gạch bát tràng nổi tiếng. chất liệu chế tạo loại gạch này gồm có đất sét đáp cầu hoặc đất màu hồng nhạt khai thác tại dâu canh. một trong hai loại đất trên trộn thêm với gạch chín vỡ đập nhỏ theo một tỷ lệ nhất định sau đó được xếp đống theo kích thước 30cm x 30cm x 3,5cm đến 5 cm hoặc 30cm x 15cm x 3.5cm đến 5cm .

Cho tới giữ thế kỷ xix, ở bát tràng đã xuất hiện lò đàn cùng với kiểu lò gốm cổ phù lãng, nhưng được xây dựng với những cấu kiện hoàn chỉnh hơn và có hiệu suất nhiệt cao. bầu lò sâu 9m, rộng 2,5m và cao 2,6m, được chia ra 10 bích bằng nhau. các bích phân cách nhau bằng hai nống (cột). cửa lò rộng 0,9m cao 1,2m để người thợ vào chồng lò và dỡ lò. kế tiếp gáy lò là những buồng thu khí, bích số 10 thông với buồng thu khí qua 3 cửa hẹp. khói thoát ra từ bích đậu theo hai ống thu dẫn tới miệng để giữ nhiệt hông lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. lớp vách trong ghép bằng gạch bát tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. mặt dưới của cật lò gần như phẳng còn mặt tên khung vòng tựa như con thuyền úp. cật lò được tạo bằng hỗn hợp đất sét cổ điển trộn với gạch chín vỡ hoặc gốm vỡ nghiền nhỏ, hai bên cật lò, từ bích 2 đến bích 9 ứng với khoảng giữa hai bích có hai cửa nhỏ hình tròn đường kính khoảng 0,2 mét gọi là các lỗ giời để ném nhiên liệu vào trong bích. riêng bích đậu, lỗ giời rộng hơn nửa mét, gọi là lỗ đậu. nhiệt độ lò đàn có thể đạt được từ 12500c đến 13000c. sản phẩm gốm men lò đàn rất phong phú và đó chính là nguồn gốc hình thành phố bát đàn ở hà nội .

Vào khoảng những năm 1930, ở bát tràng bắt đầu xuất hiện và đi vào hoạt động kiểu lò bầu (cũng gọi là lò rồng). lò chia nhiều ngăn, thường có 5 đến 7 bầu. bầu lò có vòm cuốn liên tiếp với trục tiêu của lò, tựa như năm, bảy mảnh vỏ sò úp nối nhau. vòm cuốn lò dùng loại gạch chịu lửa. độ nghiêng của trục lò so với phương nằm ngang từ 1215 độ. lò bầu có thể tích khoảng 5070 m3, nhiên liệu chi phí từ 330  350 kg (trên dưới 40% là củi, còn lại là than). nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 13000c. tuỳ theo đặc điểm của từng loại sản phẩm và kinh nghiệm của từng người thợ mà có thể điều khiển nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu của quá trình biến đổi hoá lý phức tạp của sản phẩm, do đó cho phép nung được những loại sản phẩm lớn và có chất lượng cao.

Lò hộp mới xuất hiện ở bát tràng những năm 1970 trở lại đây. lò có kết cấu đơn giản và chi phí ít, do vậy thuận lợi cho mọi gia đình sản xuất. nhiên liệu dùng đốt lò chủ yếu là than cám, nên nhiệt độ trong lò khi đốt đạt tới 12500c. hiện nay bát tràng đã bắt đầu sử dụng lò tuynel dùng gas để dần thay thế cho lò hộp vốn vẫn còn nhiều nhược điểm.

Những thế kỷ trước đây, quy trình sản xuất của lò gốm bát tràng ra sao thì nay không đủ tài liệu để tìm hiểu. còn bây giờ, vào thăm một hợp tác xã hay một gia đình làm gốm quy mô ta có thể hiểu được đầy đủ quy trình làm gốm.

Ở các làng gốm như thổ hà, phù lãng, hương canh, lò chum (thanh hoá)... chuẩn bị cho một chuyến lò cỡ nhỏ chưa có đòi hỏi phải hình thành các tổ chức phường. ở bát tràng một lò đàn có tới trên dưới 100 thợ. số thợ phục dịch cho các lò được biên chế thành các phường khác nhau: phường hàng cầu, phường bổ củi, phường dựng lò, phường chồng và đốt lò, phường ve lừa.

Phường hàng cầu và phường bổ củi

Phường hàng cầu do người làng giang cao đảm nhận. công việc của phường này là vớt bè củi ở sông lên và cưa thành từng đoạn.

Phường bổ củi đa phần là người nam dư (thanh trì, hà nội) đảm nhận. công việc của phường này là bổ loại củi phác (bổ to) và bổ loại củi bửa (bổ nhỏ). khối lượng củi mỗi loại do chủ lò định trước. mỗi phường hàng cầu và phường bổ củi có một người đứng đầu gọi là “phương trưởng” hay “liền anh”. người này chịu trách nhiệm về kỹ thuật, đồng thời thay mặt cho phường mình giao dịch với chủ lò về khối lượng công việc, công xá,...

Phường dựng lò

Khi xưa, lò ếch cỡ nhỏ còn bao hẹp trong phạm vi gia đình. mỗi khi dựng lò đều có những bàn tay, khối óc của những người thợ tài giỏi về dựng, các lò trong cùng phường bạch thổ góp ý, góp công. người chủ gia đình chỉ phải lo bữa cơm chén nước thay cho công sá. đến khi các lò ếch nhỏ lụi dần, những lò đàn, lò bầu cỡ lớn xuất hiện thì cũng đồng thời hình thành phường dựng lò. phường thợ dựng lò thường do những thợ giỏi làng giang cao đảm nhận. phường này chịu trách nhiệm từ việc xây cất ban đầu đến việc tu bổ, theo dõi sau mỗi mẻ lò.

Phường chồng lò và đốt lò

Câu ca dao ở bát tràng :

"thứ nhất là cỗ đám ma

thứ nhì đuổi lửa

thứ ba chồng lò"

Đã khẳng định mức độ nặng nhọc cùng tầm quan trọng của việc chồng lò và đốt lò trong sản xuất gốm.

Phường chồng lò và phường đốt lò do người sài sơn (hà tây) và ở vân đình (hà đông) đảm nhận. phường chồng lò thường có 7 người: ba thợ cả, ba thợ đệm và một thợ học việc.

Thời điểm nhóm lò là những giờ phút trọng đại nhất của vùng quê gốm cổ truyền này. theo quan niệm xưa đó là thời điểm của những sản phẩm kết tạo đẹp nhất sắp sửa hiến tế cho thần lửa trở nên vĩnh cửu. người thợ cả nhiều tuổi nhất thắp ba nén hương với lòng thành kính để thông đạt với trời, với thần bạch mã (thần lửa). họ cầu mong : “ít củi, nhiều lửa, đứng cửa, vuông cây". vì vậy, với quan niệm về niềm tin và con số 9 (cửu) và 3 (tam) biểu tượng của tam tài: trời, đất và người, người chồng lò đã chia thành ba chồng xếp sản phẩm cho chín bầu cửa lò đàn như sau:

  • Nhóm chồng đáy: xếp bao và sản phẩm ba lớp từ đáy lên
  • Nhóm chồng giữa: xếp ba lớp giữa
  • Nhóm gọi mặt: xếp ba lớp cuối cùng (cao nhất) là gọi mặt (nghĩa là xếp sản phẩm trên mặt bao, xếp vào giai đoạn cuối cùng trong lò). mỗi nhóm kể trên có hai người ( một thợ cả và một thợ đệm). người thợ học việc có nhiệm vụ bưng bao sản phẩm mộc chung cho cả ba nhóm.

Phường đốt lò có từ 5 đến 7 người, thưòng là 7 người. khi lò vận hành thì phường này bố trí như sau: người xuất cả (trưởng phường) sau trách nhiệm về kỹ thuật, hai người thợ đốt dưới (đốt ở bầu cũi lợn- cửa lò), bốn người đốt trên (ném củi bửa từ trên từ trên nóc vào lò qua các lỗ giời, nhờ chiếc gậy đầu có gắn đinh nhọn. với dụng cụ đặc biệt này, người thợ tránh được những tai nạn gây ra từ lưỡi lửa phụt lên qua các lỗ giời).

Phường dồi bát và phường ve lừa

Hương ước của làng đã quy định "bất khả giáo huấn phi tử tôn" (không thể dạy nghề cho những người không phải con cháu mình), nên phường dồi bát và phường ve lừa chỉ do người làng bát tràng đảm nhận. sản phẩm mộc (vóc) đã được định hình qua khâu vuốt, in và đã được phơi hong cho cương tay rồi đem ủ (ủ vóc) để giữ lại độ ẩm cần thiết của sản phẩm trước khi sửa mộc. công đoạn sửa hàng mộc bao gồm các việc: dồi, tiện, cắt, tỉa, chuốt nước, trang trí, làm men và sửa hàng men.

Phường dồi bát do thợ nam đảm nhận. phường ve lừa ít nhất cũng phải có ba người: một người cắt dò và ve lòng, một người trang trí và chấm cúc, một người lừa (sắp sản phẩm theo từng cọc). ba người này lập thành một dây chuyền chặt chẽ trong quá trình sản xuất.

Người đứng đầu của phường dồi bát và phường ve lừa cũng gọi là người “xuất cả”. riêng những người thợ nữ vuốt bát bằng tay, tuy đông đảo nhưng họ không thuộc một phường nào cả, họ thuần tuý làn những người làm khoán sản phẩm.

Nếp sống và phong tục người làng gốm

Là một làng nghề cổ truyền có lịch sử hàng 5  6 thế kỷ nên nếp sống người dân làng bát tràng mang dấu ấn nghề nghiệp đậm nét. nằm ở ngoài đê, ngay bên mé nước sông hồng, bát tràng đã trải qua nhiều phen thay đổi. mỗi lần con nước dâng to thì phù sa lại bồi đắp cho bát tràng một lớp đất màu mỡ. thếnhưng mỗi khi dòng thay đổi thì nólại cuốntheo biếtbao nhiêu doi bãi, nhà cửa. vì đất đai chật hẹp nên người dân bát tràng phải tận dụng từng tấc đất để vừa làm nhà ở, vừa dựng lò sản xuất. năm 1958, khi tiến hành xây dựng công trình bắc- hưng - hải, người ta đã phát hiện được dấu tích của bể nước, sân gạch, lò gốm chìm sâu dưới lòng đất tới 1213 m. vì đất đai chật hẹp như thế nên người bát tràng có câu "sống ở chật, chết chôn nhờ" (đến nay xã bát tràng vẫn còn một nghĩa trang chôn nhờ trên đất thuận tốn, xã đa tốn).

Mở đầu hương ước của làng, người dân làng bát đã nêu cao tình làng nghĩa xóm, đạo lý sống ở đời:

lấy nhân đức khuyên bảo nhau chớ kể giàu nghèo

lấy điều phải làm lẽ sống, phải luôn tự sửa mình

đối xử với nhau theo lẽ tục không nên lấn lướt

hoạn nạn giúp nhau không được manh tâm chiếm đoạt .

Dẫu rằng những người thợ gốm chỉ được xếp vào hạng thứ hai trong làng (sau các quan văn võ và những người giàu có), nhưng hàng năm vào tháng hai âm lịch, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ ra đình một con trâu tơ thật béo, thui vàng, đặt trên chiếc bàn lớn, kèm theo là sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. khi lễ xong cỗ được hạ xuống chia đều cho các vách (hạng) cùng nhau ăn uống vui vẻ.

Đối với việc ma chay, làng lập ra “hội nghĩa” không phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, tuổi tác. hàng tháng, hội quy định mỗi người đóng góp vài đồng kẽm làm quỹ để lo việc đèn hương, phúng viếng người quá cố. gia đình nào có việc hiếu nếu cần, đến mời sẽ có người đến khênh giúp. làng lại có quy định mỗi đám tang đều phải vác hai tấm biển đi trước, nếu là đàn ông thì viết hai chữ nho “trung tín” bằng vôi trắng, còn đàn bà thì viết hai chữ “trinh thuận”. người nào khi sống mắc phải những lỗi lầm thì hai tấm biển để trắng. đây là hình thức giáo dục tế nhị đối với mọi người trong trong làng xóm, cộng đồng. riêng đối với người thợ gốm, họ có tập tục thể hiện tính nghề nghiệp và cảm động. con dao mây là vật tuỳ thân rất gần gũi với đàn ông làng gốm bát tràng. khi sống họ luôn mang bên mình, khi qua đời thì hầu như người thợ gốm nào cũng dặn con cháu hãy chôn theo mình con dao thân thiết ấy.

Còn về cưới xin, xưa kia ở bát tràng, phần nhiều trai gái trong làng lấy nhau để nghề nghiệp không bị lộ ra ngoài. cũng có trường hợp con trai làng lấy vợ ở các xã lân cận, nhưng con gái làng bát lấy chồng là con trai làng khác là điều hiếm thấy. lệ làng quy định, con gái lấy chồng làng phải nộp cheo 50 viên gạch, còn lấy con trai làng khác, số lượng nộp tăng gấp đôi. làng thu gạch để lát đường hoặc tu sửa đình, miếu,...

0