Bàn luận về chữ “An”
Sách Đại học dạy rằng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (Tu sửa bản thân, chỉnh đốn nhà cửa, quản lí đất nước, dẹp yên thiên hạ). Câu nói đó đủ thấy người xưa xem việc tu thân là công việc hàng đầu. Tôi cũng cho rằng, “muốn nhà cửa yên ấm, đất nước bình yên, thì trước ...
Sách Đại học dạy rằng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (Tu sửa bản thân, chỉnh đốn nhà cửa, quản lí đất nước, dẹp yên thiên hạ). Câu nói đó đủ thấy người xưa xem việc tu thân là công việc hàng đầu. Tôi cũng cho rằng, “muốn nhà cửa yên ấm, đất nước bình yên, thì trước hết phải làm “yên” lòng mình. Người có chí ắt hẳn có lòng yên trước, kẻ sĩ có chí trước hết phải cần có chữ “tâm”. Xác ...
Sách Đại học dạy rằng: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” (Tu sửa bản thân, chỉnh đốn nhà cửa, quản lí đất nước, dẹp yên thiên hạ). Câu nói đó đủ thấy người xưa xem việc tu thân là công việc hàng đầu. Tôi cũng cho rằng, “muốn nhà cửa yên ấm, đất nước bình yên, thì trước hết phải làm “yên” lòng mình.
Người có chí ắt hẳn có lòng yên trước, kẻ sĩ có chí trước hết phải cần có chữ “tâm”. Xác định tâm mình hướng về đâu, một khi đã xác định hãy tập trung vượt qua mọi trở ngại để thành tựu đại nghiệp. Gia Cát Lượng trung nghĩa soi tỏ trăng trời, ai ai cũng biết, một câu nói “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” đã soi sáng trí tuệ nhân nghĩa, trung tín của danh tiếng Phục Long; Khổng Minh đã đặt yên lòng mình với sự thống nhất nhà Hán, cuối cùng tuy “ra quân chưa thành, thân đã mất”, nhưng hậu thế sẽ không bao giờ quên ông. Người có trí lòng ắt tự yên, vững như bàn thạch.
Người làm chính trị trước hết cũng phải làm cho lòng mình “an”. Người quản lí đất nước tất phải có khí thế “trời sập đất rung lòng không nao núng”. Lòng có yên thì trí mới sáng, nước có yên thì dân mới giàu. Câu Tiễn nếm mật nằm gai để mưu đồ rửa hận cho đất nước, câu chuyện này chứng thực cho tấm lòng đã được “an” của người trị quốc. Từng nhớ câu nói: “Không thể quên, không thể nhớ” thật thích hợp trong trường hợp này. Người ta nói: “Nợ nước không thể quên, trời sập không kinh hãi, thù nhà không nên nghĩ, lòng phải như băng tuyết”. Người quản lí đất nước phải có lòng sạch như băng tuyết.
Người có trí trước hết phải làm cho lòng mình yên. Từng bị mê hoặc, từng bị mất phương hướng nhưng lấy lại được sự cân bằng cho lòng mình đó là người có trí tuệ. Được sùng ái không kiêu kì, bị khinh nhục không oán hận, giữ lòng mình điềm đạm mặc cho thế cuộc đổi đời, làm được như thế mới đạt đến trạng thái bình thường của lòng. Những mới một đôi lần thất bại đã uất hận, buông xuôi cuộc đời thì dù bạn là nhà thơ hay nhà văn, là người giàu có hay quyền thế đi nữa cùng không phải là người có trí tuệ, không phải là người đã an được tâm mình. Người có trí sẽ có một phần tự nhiên thoải mái, có một phần hài hước hóm hỉnh, có một phần dũng cảm phân minh, và năm phần còn lại là lòng mình được bình yên. Người có trí thì lòng sẽ được bình yên, sẽ phẳng lặng như mặt hồ mùa thu.
Người có trí trước hết phải giữ lòng mình được “an”. Phật dạy: “Tự cứu mình trước rồi cứu người sau”.
Có lẽ đó là cảnh giới tối cao của sự an tâm. Cùng người tranh giành, trục lợi chi bằng trở về cày xới vườn tâm cho thanh tao, thoát tục? Đua sức cùng người chi bằng cứu người, cứu mình? Nước trong quá thì không có cá, người soi xét tính cách người khác quá thì không có người thân, thôi hãy chọn cho mình hai chữ khoan dung để lòng mình thanh thản bình an mà người cũng được lợi ích từ mình. Chỉ có người nào biết cười trước vinh nhục được mất, mới được gọi là người có trí. Người có trí ắt tâm bình an.
Muốn làm yên nhà, yên nước, yên lòng người thì trước hết hãy tự yên lòng mình trước. Người để lòng mình yên vững như bàn thạch là người có chí, người để lòng mình trong sạch như băng tuyết là người có tư cách sửa trị đất nước, lòng trong lặng như mặt nước hồ thu là bậc đại trí đại tài. Hãy bắt đầu từ việc làm lòng mình bình an trước tất cả mọi biến cố của cuộc sống.