28/05/2017, 15:16

Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên, học sinh hiện nay không?

Mở bài : Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh đại học (vào khoảng đầu tháng bảy), cả nước lại rộn ràng náo nức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ như thể vào đại học, là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng chăng? ...

Mở bài : Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh đại học (vào khoảng đầu tháng bảy), cả nước lại rộn ràng náo nức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ như thể vào đại học, là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng chăng? Thân bài : 1, Ý kiến đồng tình a. Trước hết phải khẳng định vào đại học là con đườg tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ, xứng đáng ...

Mở bài :

Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh đại học (vào khoảng đầu tháng bảy), cả nước lại rộn ràng náo nức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ như thể vào đại học, là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng chăng?

Thân bài :

1, Ý kiến đồng tình

a. Trước hết phải khẳng định vào đại học là con đườg tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ, xứng đáng ước mơ không chỉ của tuổi trẻ nước ta mà còn là của nhân loại. Cứ xem những đoạn phim phóng sự về không khí học, thi cử của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đủ hiểu được tầm quan trọng của việc lập nghiệp tuổi trẻ qua con đường đại học.Vì đã qua rồi cái thời tuổi trẻ dần dần trở thành những con mọt sách thuần tuý.

b. Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Nền kinh tế thế giới cơ bản là nền kinh tế tri thức, phát triển từ nền tảng của tri thức hiện đại về mọi phương diện. Những quốc gia có tổng thu nhập hàng năm lên đến hàng nghìn tỉ đô la, GDP bình quân đầu người lên đến hàng chục nghìn đô la như Mỹ, Anh, Thuỵ Điển, Đức..Chẳng phải chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của tầng lớp thanh niên, nhất là thanh niên trí thức có trình độ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, những nhà chuyên gia kĩ thuật khoa học,đó sao? Vì tri thức tạo ra những năng suất khổng lồ cho sản xuất. Tri thức tạo ra những phương tiện phương thức quản lí mới đưa lại hiệu quả kinh tế tối ưu.Phải có tri thức thì các chuyên ngành mới có thể tham gia vào hệ thống sản xuất và các dịch vụ xã hội. Bác Hồ đã từng khẳng định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội, để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản, mùa xuân của nhân loại. Ở đó “của cải tuôn ra dồi dào như nước” thì tuổi trẻ phải biết “Học! Học nữa! Học mãi!” ( Lênin). Phải biết học liên tục không ngừng.

c. Và sau khi tốt nghiệp xong bậc phổ thông, nếu được vào đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở đại học, nơi tập trung những giảng viên giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những tri thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tụê. Vì không thầy đố mày làm nên.

d. Mặt khác, dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. “Những người học trò nghèo đã đóng góp cho Đất nước mình Núi Bút, Non Nghiên”. Nguyễn Khoa Điềm đã chẳng từng viết như vậy, đó sao? Những địa phương còn nghèo nhưng con em nhân dân vẫn có rất nhiều người đậu đại học. Họ đã nêu một triết lý có ý nghĩa như đạo lý của dân tộc “không sợ nghèo tiền, bạc tài sản, chỉ sợ nghèo chữ”. Họ luôn luôn tâm niệm một điều “để chữ lại cho con” như để lại một tài sản vô giá” ( dc : Những gia đình nghèo, ăn cháo ăn rau vẫn quyết tâm cho con học lên Đại học..)

Như vậy, rõ ràng cần phải coi việc vào đại học là một con đuơng tiến thân đẹp đẽ, sang trọng, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này.

2,  Ý kiến không đồng tình, ý kiến phản đối :

a. Tuy nhiên, vào đại học hoàn toàn không phài là con đường duy nhất. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa. “Có cửa sơn xanh, có cửa màu ghi nhạt”. Cha ông ta bảo “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Làm công nhân, làm người thợ lành nghề, có thu nhập cao, đời sống no đủ, gia đình yên ấm, vật chất dồi dào, tinh thần phong phú… Đó chẳng phải là một giấc mơ đẹp đó sao? Nhà nước ta cũng đã mở ra các trường dạy nghề, đào tạo công nhân có kĩ thuật cao. Các trường ấy cũng mở rộng cửa để đón chào các bạn trẻ.

b. Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác giấc mơ xa vào đại học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần. Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy, để trở thành người thợ lành nghề, có bàn tay vàng trong nghề nghiệp của mình. Đây là một con đường không kém triển vọng và đặc biệt nó sẽ giải quyết được một nghịch lí đáng buồn ở nước ta hiện nay: “thầy nhiều thợ ít”, số công nhân lành nghề, lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất lại ít hơn số kĩ sư, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học.

c. Các bạn hãy xem cuộc đời là một trường đại học. Đại văn hào nước Nga Goocki xem đó là “trường đại học của tôi”. Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải không ngừng học, học trong thực tế, học trong sách vở, bạn vẫn có thể leo lên được đỉnh vinh quang (các nhà văn Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học mà trở thành nhà văn nổi tiếng ; nhiều người dân trở thành nhà phát minh sáng chế và được vinh danh là “giáo sư nông dân” ; Bin Ghết (Bill Gate) – Chủ tịch tập đoàn Microsoft, chưa hề qua một trường đại học chính nào mà vẫn trở thành chuyên gia máy tính và tỉ phú bậc nhất của nhân loại..)

Kết luận :

Đừng nên xem vào đại học là con đường “chỉ có một và chỉ có một mà thôi’ để phải đạt bằng mọi giá như quay cóp trong thi cử, chạy bằng, chạy điểm. Vì khi không được vào đại học thì có những ý chí tiêu cực. Vì nói như Xuân Diệu “Người ta khổ vì cố chen chỗ chật”

0