Ban hành hệ thống luật pháp và Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật của các đơn vị liên doanh
Riêng từ năm 2000, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN, Chính phủ đó ban hành Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Ngày 19/3/2003 Chính phủ ...
Riêng từ năm 2000, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN, Chính phủ đó ban hành Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Ngày 19/3/2003 Chính phủ đó ban hành Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP theo hướng: mở rộng lĩnh vực khuyến khích ĐTNN; xóa bỏ tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp cũng như những hạn chế về tỷ lệ vốn góp bằng chuyển giao công nghệ và về tuyển dụng lao động; quy định cụ thể, minh bạch hơn các tiêu chí áp dụng ưu đói đầu tư... Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp ĐTNN sang hoạt động theo hỡnh thức cụng ty cổ phần để tạo cơ sở pháp lý nhằm đa dạng hóa hỡnh thức ĐTNN, mở thêm kênh mới để thu hút nguồn vốn này; Ngoài ra Chính phủ cũng đó cú Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động ĐTNN cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua các luật: Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Luật lao động (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Thủy sản... Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/1/2004 đó quy định danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đói thống nhất cho cỏc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đói mới nhằm khuyến khớch các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Ngoài một số hạn chế cần được nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới, việc ban hành các văn bản nói trên là bước tiến quan trọng trong lộ trỡnh hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN. Tại kỳ họp thứ 4, tháng 11 năm 2003, Quốc hội đó thụng qua Chương trỡnh xõy dựng phỏp luật năm 2004, trong đó có việc chuẩn bị xây dựng Luật Đầu tư chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng dự án Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực tháng 12/2001 mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và tạo điều kiện để thu hút ĐTNN vào các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN. Nhiều cam kết đó được thực thi ngay khi Hiệp định có hiệu lực (xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng trong và nước ngoài về giỏ, phớ một số hàng húa, dịch vụ; giảm dần những hạn chế về chuyển giao cụng nghệ, quản lý ngoại hối, sử dụng đất đai).
Cùng với việc triển khai thực hiện BTA, Chính phủ Việt Nam đó ký kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam (Vương Quốc Anh, Hàn Quốc..). Trong tháng 11/2003, Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản đó được ký kết với những cam kết mạnh mẽ của hai Bờn trong việc tạo dựng mụi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bỡnh đẳng cho các nhà đầu tư. Tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam đó được công bố với các nhóm giải pháp cơ bản, gồm: xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư; hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN; nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ; cải tiến thủ tục đầu tư; phát triển hạ tầng kinh tế-xó hội.
Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng tiếp tục được củng cố, mở rộng với việc Chính phủ Việt Nam ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN, tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc và các Hiệp định tương tự với Nhật Bản, ấn Độ, đồng thời tích cực triển khai Chương trỡnh hành động về tự do hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư trong khuôn APEC, ASEM... Việc thực hiện các cam kết/thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà ĐTNN tiếp cận rộng rói hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung phỏp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền sở hữu trớ tuệ và cải thiện mạnh mẽ mụi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Chính phủ cũng đó ban hành Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có việc thành lập Cục ĐTNN tạo điều kiện để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về ĐTNN.
Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải tiến, đa dạng về hỡnh thức( kết hợp trong khuụn khổ cỏc chuyến thăm của Lónh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ tại Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc qua hội thảo, tiếp xúc, trao đổi).... Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đó cú tỏc động tích cực đối với việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Thêm vào đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, các địa phương tổ chức hàng chục hội thảo xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để chấn chỉnh tỡnh trạng tự phỏt, nội dung hội thảo đơn điệu, kém hiệu quả của các hội thảo xúc tiến đầu tư, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT ký công văn số 4416 BKH/ĐTNN ngày 22/7/2003 nhằm hướng dẫn, nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư của các địa phương.
Ngoài các chức năng trên nhà nước cũn tỏc động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một số chức năng khác.
Hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đó được phân cấp ở trung ương và địa phương trong đó trung ương chủ yếu quyết định các vấn đề vĩ mô như các vấn đề về chính sách, khung pháp lý đối với các hoạt động đầu tư. Ngoài ra trung ương cũn đóng một vai trũ quan trọng trong việc tạo mụi trường đầu tư và ký kết các văn bản đầu tư hay tham gia vào các tổ chức kinh tế.
Mỗi địa phương tuỳ theo tỡnh hỡnh cụ thể lại cú những cỏch riờng để quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các địa phương trong thẩm quyền của mỡnh cú thể đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài riêng trong khung pháp lý cho phép. Mặt khác do điều kiện về địa lý, trỡnh độ nhân lực và điều kiện về công nghệ khác nhau nên các địa phương lại có những chính sách cụ thể riêng biệt về FDI.