08/02/2018, 00:34

Ban – dắc (1799 – 1850) nói: “Lịch sự va khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa”. Hãy bàn luận ý kiến trên

Ban – dắc (1799 – 1850) nói: “Lịch sự va khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa”. Hãy bàn luận ý kiến trên Hướng dẫn Lịch sự và khiêm tốn là hai phẩm chất tốt đẹp hàng đầu được đặc biệt coi trọng trong giao tiếp, ứng xử. Ban-dắc (1799 1850) nhà văn hiện thực lớn ...

Ban – dắc (1799 – 1850) nói: “Lịch sự va khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa”. Hãy bàn luận ý kiến trên

Hướng dẫn

Lịch sự và khiêm tốn là hai phẩm chất tốt đẹp hàng đầu được đặc biệt coi trọng trong giao tiếp, ứng xử. Ban-dắc (1799 1850) nhà văn hiện thực lớn nhất của nước

Pháp trong thế kỉ XIX, bất tử với bộ "Tấn trò đời" đã nói:

"Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa".

Lịch sự là biết cách giao thiệp, xứ thế; có thái độ nhã nhặn, lễ độ trong xã giao. Ta thường nói: con người lịch sự, nói năng lịch sự, phong cách lịch sự,…

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng tự phụ. Người khiêm tốn là người biết đánh giá cái hay, cái tốt của bản thân một cách vừa phải và đúng mực.

Con người có văn hóa là con người có đạo đức. nhân cách tốt đẹp, có học văn và có hiểu biết, sống văn minh lịch sự được mọi người tôn trọng và quý trọng.Thật vậy, lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa. Lịch sự và khiêm tốn được biểu hiện ở cách ăn mặc, nói năng, ở cử chỉ, ở nét mặt, nụ cười,… khi giao tiếp với mọi người. Không nói to,không do mặt túm tai, không khua chân múa tay… là lịch sự. Không tin mặc diêm dúa, không hấp tấp vội vã. không cướp lời lúc giao tiếp là lịch sự. Khoe khoang, tự vỗ ngực cho là mình tài giỏi “nhất thiên hạ tự khẳng định là cái gì mình cũng biết hết coi thường mọi người. Giàu mà không khoe giàu, giỏi mà không khoe giỏi, biết mà không khoe biết,… thế là khiêm tốn. Cổ nhân từng nhắc nhở đạo làm người: ‘Khoe răng hay thế là mất hay; khoe có công thế là mất công" (Thư Kinh).

Bước vào cuộc đời rộng lớn, dù đi học, đi làm ăn, làm quan, làm cán bộ, làm nhà ngoại giao, làm nhà văn, làm nhà giáo,… vô luận làm công việc gì, ở vị thế nào, ai cũng phải lịch sự và khiêm tốn.

Có tự trọng và biết tôn trọng người trong giao tiếp, ứng xử mới biết sống lịch sự, sống khiêm tốn.

Trái với lịch sự là khiếm nhã, thô lỗ, cục cằn. Những câu tục ngữ sau đây, chắc nhiều người còn nhớ:

“Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu.

Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".

Nói bậy, chửi tục là bất lịch sự, là khiếm nhã.

Trái với khiêm tốn là kiêu căng, tự phụ. Kẻ kiêu căng, tự phụ thường làm một mà nói mười, thích tăng công theo kiểu “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại

Làm tướng mà kiêu căng tất sẽ thảm bại, sẽ chết! Học sinh mà tự phụ thì học hành sẽ kém, thí cử sẽ hỏng! Làm bất cứ việc gì, nếu kiêu căng tự phụ sẽ thất bại nhục nhã. Câu tục ngữ sau đây nêu lên bài học khiêm tốn cho bất cứ ai:

“Ở nhà nhất mẹ nhì con,

Ra đường còn lắm kẻ giòn hơn ta."

Học sinh cần nhớ lời dạy của Bác Hồ để trở thành con ngoan, trò giỏi: “Khiêm tôn, thật thà, dũng cảm".

Bài học khiêm tốn là bài học làm người. Bài học lịch sự là bài học làm người có văn hóa. Câu nói của Ban-dắc đẹp và hay, đã nêu lên cho mỗi chúng ta bài học về đạo lý, bài học làm người, bài học về nhân cách văn hóa.

Trên đường đi tới tương lai, mỗi chúng ta phải biết rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, trước hết là biết sống lịch sự và khiêm tốn.

Thu Trang

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0