08/02/2018, 00:34

Vẻ đẹp của hình tượng cây Xà Nu trong truyện ngắn "Rừng Xà Nu" của Nguyễn Trung Thành

Vẻ đẹp của hình tượng cây Xà Nu trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành Hướng dẫn Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Bút danh đầu tiên là Nguyên Ngọc, đó là khi ông viết tiểu thuyết đầu tay: "Đất nước đứng llên". ...

Vẻ đẹp của hình tượng cây Xà Nu trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành

Hướng dẫn

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Bút danh đầu tiên là Nguyên Ngọc, đó là khi ông viết tiểu thuyết đầu tay: "Đất nước đứng llên". Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, vào công tác ở mật trận Nam Trung Bộ, ông viết dưới một bút danh mới là Nguyễn Trung Thành. Gắn với bút danh này chúng ta thấy nhiều tác phẩm nổi tiếng: tuỳ bút "Đường chúng ta đi" Tập ký "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc", tiểu thuyết "Đất Quảng" và đặc biệt là truyện ngắn "Rừng Xà Nu". Là một người miền xuôi nhưng Nguyễn Trung Thành tỏ ra rất am hiểu khung cảnh, phong tục, cuộc sống và tính cách người Tây Nguyên. Vì thế mà cuộc chiến đấu của con người Tây Nguyên là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều sáng tác của ông.

Chúng ta biết một điểm lớn của văn học Việt Nam 1945-1975 là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Điều này chi phối mọi cây bút. Nhưng có lẽ một trong những trường hợp điển hình nhất là Nguyễn Trung Thành. Trong văn phong của cây bút này thấy sự kết hợp giữa một giọng văn trang trọng với một chủ nghĩa anh hùng cách mang cả hai quện chặt với nhau tạo thành chất thơ riêng của nhà văn này.

Về một mặt nào đó, truyện ngắn "Rừng Xà Nu" là một sự thu nhỏ của "Đất nước đứng lên". Cả hai cũng viết về sự đứng dậy chiến đấu giành lấy quyền sống của mình của đổng bào Tây Nguyên. Nhưng trong "Đất nước đứng lên" nhà văn phải trải ra trong một dung lượng lớn mấy trăm trang tiểu thuyết. Còn ở đây ông lại cần thu hẹp lại trong vòng mười trang truyện ngắn. Sở dĩ có được sự cô đúc hàm súc đến như vậy, là bởi nhà vãn đã tìm được một hình tượng độc đáo giàu tính khái quát để biến thành biểu tượng nghệ thuật bao trùm lên tác phẩm: hình tượng ”Rừng Xà Nu". Việc dùng một sự vật thiên nhiên để làm một biểu tượng nghệ thuật không còn là một việc xa lạ. Chúng ta đã gặp hàng loạt những biểu tượng như thế trong văn chương hiện đại: cây tre tượng trưng cho người Việt Nam, cây đa, cay sồi tượng trưng cho người già, cây liễu tượng trưng cho phụ nữ, cây bạch dương tượng trưng cho thanh niên, cây Kơ-nia tượng trưng cho tình yêu, lòng chung thủy V V… Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã tìm đến cây Xà Nu để gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt của mình về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên. Điều này không phải là vô cớ

Xà Nu là một câv thuộc họ thông, mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đây là thứ cây khỏe, giàu sức sống, sinh sôi rất nhanh và rất ham ánh mặt trời. Nó lại gắn bó mật thiết với từng bản làng, từng đời người Tây Nguyên. Có lẽ vì những lý do ấy mà nhà vãn đã dùng nó làm hình ảnh tượng trưng cho người Xô Man nói riêng và người Tây Nguyên nói chung

Trong tác phẩm này, Nguyễn Trung Thành đã mô tả thành công hình tượng cây Xà Nu. Nó vừa hiện ra như một hỉnh ảnh sống động gợi được không gian thực, khung cảnh thực, bối cảnh thiên nhiên thực cho làng Xô Man, vừa rất giàu ẩn ý nghệ thuật. Nghĩa là khía cạnh thứ nhất là tả thực còn khía cạnh thứ hai là tượng trưng. Cả hai khía cạnh này đều được thể hiện nhuần nhuyễn làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng xà nu

Đọc cả câu chuyện này chúng ta thấy Nguyễn Trung Thành đã chọn một địa chỉ xác định là làng Xô Man, đó là xứ sở của xà nu. Cây Xà Nu mọc nhiều vô kể, bao quanh làng rải khắp làng, chen vào từng gia đình, vào cuộc sống hàng ngày của con người. Nhân vật T’nú đi đến đâu đều thấy bóng Xà Nu. Hình ảnh Rừng Xà Nu cứ thấp thoáng theo mỗi bước chân của nhân vật. Cảy Xà Nu hiện ra trước mắt, hiện ra trong kỷ niệm, in sâu trong tâm khảm T’nú. Có lúc là rừng Xà Nu, đói Xà Nu, cây Xà Nu, cò lúc lại hiện ra với những biến thể khác: củi Xà Nu, khói Xà Nu, lửa Xà Nu, nhựa Xà Nu, lá Xà Nu, vỏ Xà Nu… Tất cả những hỉnh ảnh ấy liên kết, hoà hợp với nhau trong một khung cảnh khiến cho người đọc có thế thấy rõ Xà Nu đã gắn bó mật thiết với con người như thế nào. Người Xô Man sinh ra dưới bong Xà Nu, lớn lên lam làm, sinh hoạt cùng với Xà Nu, đến lúc hẹn hò củng ở dưới gốc Xà Nu, và khi yên nghỉ cũng nằm bên dưới những cánh rừng Xà Nu ấy. Nhờ đó mà Nguyễn Trung Thành đã vẽ ra được trước mắt người đoc về một làng Xô Man cụ thể xác thực, đó là xứ sở Xà Nu. thế giới Xà Nu

Nếu chúng ta thống kê đầy đủ thì hình ảnh Xà Nu với những biến thể của nó đã xuất hiện trong câu chuyện này không dưới hai mươi lần. Với số lần xuất hiện nhu vậy. hình tượng này đã thâm sâu vào nội dung câu chuyện, thâm nhập, đan xen vào đời sống của các nhân vật trong truyện. Tuy nhiên. Liệu chi dừng lại ở đó không thôi thì cây Xà Nu mới chỉ là một hình ảnh chứ chưa phải là biểu tượng. Muốn biến một hình ánh thành một biểu tượng, nhà văn cần phải mô tả theo lối tượng trưng hoá. Và Nguyễn Trung Thành đã hoàn thành công việc này một cách hoàn hào.

Nguyễn Trung Thành đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân cách hoá. Nghĩa là ỏng đã mô tả cây xà nu như con người. Chúng ta thấy ở đây những "thân hình Xà Nu", "nhựa Xà Nu như những cục máu lớn", "rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng"… Nhờ đó mà rừng Xà Nu cũng hiện ra như một nhân vật của câu chuyện. Thực ra lối viết này khỏng phải hoàn toàn mới mẻ. Điều đáng nói hơn là ở chỗ Nguyễn Trung Thành đã biến rừng Xà Nu thành cả một hệ thống hình ảnh, được mô tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật

Rừng Xà Nu hiện ra với ba lứa cây chính: lứa những cây già, lứa những cây trẻ và lứa những cây non. Chúng lại hiện ra với những cảnh ngộ và thân phận rất tương ứng với con ngưòi. có những cây bị phạt ngang thân mình, có những cây mình đầy thương tích, nhưng không bom đạn nào có thể làm cho nó gục ngã, lại có những cây non mới mọc ra nhưng đã đâm lên khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lô. Ba lứa cây Xà Nu, ba loại thân phận Xà Nu tương ứng với ba thế hệ người Xô Man được mô tả trong câu chuyện. Trước hết, đó là thế hệ những người già như cụ Mết. Cụ Mết tiêu biếu cho những người già, những người từng trải có sức sống bền bỉ dẻo dai như chính Tây Nguyên kiên cường gan góc. Tiếp theo cụ Mết là thế hệ thanh niẻn mà tiêu biểu là Tnú, Mai. Dit. Họ là những con người cường tráng, vạm vờ mang trong mình sức sống mạnh mẽ của làng. Tuổi trẻ của họ đang được thử thách, tôi luyện, dạn dày trong đấu tranh và bom đạn. Nhưng, vượt lên tất cả. họ vẫn kiên cường trụ vừng như những cây xà nu, những con chim đại bàng đã đủ lông mao, lông vũ bay thẳng lên bầu trời Và cuối cùng là thế hệ thiếu niên như thằng bé Heng. Những đứa trẻ này vừa mứi sinh ra mà đá cứng cỏi, gan góc, đã tạc mình theo hình ảnh của thế hệ cha anh. Ba thế hệ người Xô Man được mô tả rất tự nhiên tạo nên một hình tương tập thể, thành một khối đoàn kết, gắn bó, trụ vững từ nghìn đời nay. Nếu ở "Rừng Xà Nu", người ta thấy sức sống của Xà Nu là bất diệt, dòng nhựa Xà Nu được truyền lại nguvên vẹn từ những cây cồ thụ đến những cây non, thì ở những con người Xô Man người ta cũng thấy dòng máu Tây Nguyên cũng được truyền lại trọn vẹn từ lồng ngực những thế hệ già sang trái tim những thế hệ trẻ. Nó giúp cho tác giả Nguyễn Trung Thành khẳng định một chân lý sức sống của Tây Nguyên là bất diệt. Và chân lý ấy đã trở thành triết lý của bản thân câu chuyện này. Nguyễn Trung Thành đã gửi gắm điều đó vào lời nói của cu Mết. Phải, chi có cụ Mết, chỉ có cảy Xà Nu cổ thụ ấy mói có toàn quyèn để phát ngôn cho sức mạnh của Xà Nu: "Không cây nào mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên Đó nó giết được hết rừng Xà Nu này". Và khi người xô Man đã cầm lấy vũ khí nhất tề đứng lên khởi nghĩa, thì cũng được Nguyễn Trung Thành mô tả như sự nổi giận của rừng già, như sự nổi dậy của những cánh rừng Xà Nu: "Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng…"

Để biến hình tượng Xà Nu thành một biểu tượng nghệ thuật trọn vẹn. Nguyễn Trung Thành còn sử dụng một kết cấu rất hợp lý, đó là kết cấu vòng tròn mang tính luân hồi. Câu chuyện mở ra bằng hinh ành rừng Xà Nu được đặc tả khá kỹ lưỡng và sắc nét. Cuối cùng Nguyễn Trung Thành lại cũng dùng hình ảnh rừng Xà Nu để khép lại câu chuyện. Đây là lời kết cấu vừa đóng vừa mở, nó khép lại câu chuyện này để mở ra một câu chuyện khác. Khiến cho người đọc có cảm tưởng rằng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời cùa người Xô Man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên. Người Tây Nguyên hôm nay đang viết tiếp bản anh hùng ca muôn thuở của mình. Kỳ tích anh hùng của T’nũ chỉ là sự tiếp tục của những gì mà Đăm San và Xinh Nhã đã làm thuở xưa. Và nó hứa hẹn rằng những kỳ tích anh hùng ấy còn được viết tiếp bởi những anh hùng trong thế hệ mới của Dit và Heng. Mặt khác người ta cũng thấy với lối kết cấu này, câu chuyện còn mở ra cả trong không gian. Sức mạnh quật cường của con người không chỉ bó hẹp ở làng Xô Man mà còn mở rộng ra cả Tây Nguyên, Mở rộng ra mãi ra mãi như là sưc mạnh của cả dân tộc này: "Đứng ở đồi xà nu cạnh con nước lớn, nhìn đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau đến tận chân trời".

Hình tương xà nu là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nếu như không xây dưng được hình tương này thì mọi ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành khó lòng mà thực hiện được. Nếu như tước bỏ hình tượng cây Xà Nu ra khỏi tác phấm này thì thế giới nghệ thuật của câu chuyện sẽ hoàn toàn sụp đổ. Nếu như cây xà nu là một hình tương giúp cho Nguyễn Trung Thành thể hiện được sự bất diệt của sức sống Tây Nguyên thì đến lươt mình. Nguyễn Trung Thành cũng làm cho cây xà nu trở thành một hĩnh tượng nghệ thuật bất tử

Thu Trang

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0