02/03/2018, 22:36

Cách bố mẹ nói với con về việc ly hôn

Cách ứng xử với con khi cha mẹ ly hôn Có nên nói với con chuyện bố mẹ đã ly hôn? Sau khi đưa ra quyết định dứt ...

Có nên nói với con chuyện bố mẹ đã ly hôn?

Sau khi đưa ra quyết định dứt khoát về việc ly hôn, chắc hẳn bất cứ bậc cha mẹ nào cũng bối rối và khó xử trong việc nói với con cái về việc ly hôn của mình. VnDoc.com sẽ gửi đến bạn 6 lời khuyên dành dành cho các bậc phụ huynh khi chuẩn bị ly hôn.

Lựa chọn thời gian và địa điểm hợp lý

Những ký ức về buổi nói chuyện này có thể sẽ đi theo con bạn rất lâu sau này. Một vài người nghĩ rằng chúng chỉ là trẻ con nên sẽ chóng quên. Nhưng nghiên cứu và rất nhiều khảo sát cho thấy trẻ em ghi nhớ rất lâu, và có thể bị chấn động hoặc bị sốc khi biết tin bố mẹ sắp ly hôn.

Lời khuyên 1: Hãy lựa chọn một địa điểm, và khoảng thời gian hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho buổi nói chuyện. Đừng tiện thể hét lên với con “Bố mẹ sẽ ly hôn” trong lúc vợ chồng bạn đang cãi vã, hoặc chỉ nói một cách qua quýt và cộc lốc.

Thông báo tới tất cả lũ trẻ

Nếu bạn đã có 2, thậm chí 3, 4 đứa con. Và bạn chỉ nói về việc ly dị với đứa lớn nhất vì nghĩ rằng chúng có thể hiểu chuyện thì bạn đã mắc sai lầm. Chúng không những phải hứng chịu nỗi buồn từ việc cha mẹ ly dị mà còn phải gánh trên mình một nỗi khổ sở hoặc là phải giữ bí mật với các em, hoặc là phải nói với các em như thế nào. Và nếu những đứa nhỏ hơn biết được rằng bạn chỉ nói với anh/chị của chúng, còn chúng thì không, trẻ nhất định sẽ bị tổn thương và cảm thấy mình không được bố mẹ tôn trọng.

Lời khuyên 2: Hãy tổ chức một buổi họp gia đình và kiên nhẫn nói chuyện với tất cả các con.

Đừng băn khoăn và dày vò mình quá nhiều về việc trẻ sẽ cảm thấy ra sao khi biết tin

Chắc hẳn ai cũng rất khó khăn và suy nghĩ nhiều về việc mình ly dị sẽ ảnh hưởng như thế nào tới con cái, mà trước hết là việc báo tin này tới chúng. Con sẽ phản ứng ra sao? Liệu nó có gây ảnh hưởng quá xấu tới con không?

Một số trẻ theo khảo sát có phản ứng tích cực khi biết tin về mối quan hệ sắp kết thúc của cha mẹ, chúng sẽ nhẹ nhõm hơn khi việc cha mẹ suốt ngày cãi vã và bầu không khí nặng nề trong gia đình sắp kết thúc. Một số trẻ sẽ tỏ ra buồn bã và ước gì mọi việc vẫn sẽ như cũ. Một số trẻ thì lại có cả hai loại phản ứng tích cực và tiêu cực, chúng cảm thấy sắp được giải thoát khỏi việc gia đình đang không hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng thấy mất mát.

Lời khuyên 3: Đừng quá lo lắng về việc con sẽ phản ứng ra sao mà trì hoãn việc nói chuyện với chúng. Hãy nói chuyện và để trẻ được bộc bạch những cảm xúc thật của chúng, cho dù đôi khi chúng sẽ khiến bạn bối rối và đau lòng.

Hoàn tất việc ly hôn một cách nhanh gọn

Các vấn đề về tài chính, quyền nuôi con, sắp xếp cuộc sống riêng… sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhiều vụ ly dị, nhất là ly hôn đơn phương, phải mất nhiều năm để giải quyết các vấn đề mà thường là do 1 hoặc cả 2 bên đều đang cố để giành “chiến thắng”. Bạn có biết nếu cứ dùng dằng mãi như vậy, con cái của bạn sẽ bị ảnh hưởng toàn diện, và cũng bị kẹt trong cuộc ly hôn giống như bố mẹ chúng, chờ đợi từng ngày dài như thể phải ngồi trên xe cả một ngày dài đằng đẵng mệt mỏi mà vẫn chưa tới được công viên.

Lời khuyên 4: Khi đã quyết định chia tay, hãy tiến hành việc đó một cách nhanh nhất có thể.

Đừng lảnh tránh những câu hỏi của trẻ

Nhiều người trong chúng ra thường là sẽ cố gắng tránh những điều không thoải mái, nhất là khi điều đó làm con cái chúng ta buồn. Nhất là khi chính chúng ta là người gây ra nỗi buồn đó. Chúng ta thường tự nhủ với bản thân rằng “Rồi mọi việc sẽ ổn thôi”. Nhưng không, không gì có thể làm cho việc cha mẹ ly hôn trở nên ổn thoả trong mắt trẻ. Điều mà cha mẹ nên làm không phải là lảng tránh và chời thời gian chữa lành mọi thứ. Trẻ con cần cha mẹ giúp giải quyết những nỗi buồn và có thể là những cảm xúc nhầm lẫn của chúng. Chúng cần biết chi tiết những gì chúng thắc mắc và cần cha mẹ đưa ra câu trả lời. Tốt nhất chúng ra nên giúp con ra khỏi sự bối rối bằng cách nói chuyện và trả lời trung thực những câu hỏi của con.

Lời khuyên 5: Hãy lắng nghe những phản ứng dù là buồn của con và trả lời những câu hỏi khó của con một cách thành thật.

Đừng đổ lỗi cho một ai

Nghiên cứu chỉ ra rằng lũ trẻ cần cả cha và mẹ có mặt và cùng thông bảo tin tức buồn bã này. Tuy nhiên, người lớn chúng ta thường cảm thấy phải mang trên mình một trách nhiệm quá nặng nề trong việc nói chuyện với con về việc ly hôn. Chúng ta cảm thấy mọi hy vọng không còn và những ước mơ thì dần tiêu tan, chúng ta đã quá buồn vì điều đó và không ai muốn đau thêm một lần nữa khi phải nói chuyện này với lũ trẻ.

Tuy nhiên, khi các bậc cha mẹ chủ động mang cả gia đình đến bên cạnh nhau, cha mẹ cùng nhau trò truyện và thông báo việc ly hôn tới các con, chúng sẽ cảm thấy khá hơn là khi chỉ được nghe từ một phía. Trẻ sẽ nhận thấy mình được bố mẹ tôn trọng, sẽ thấy rằng bố mẹ chúng đang không đổ lỗi cho nhau, thay vào đó họ có trách nhiệm ngang nhau trong việc ly hôn này. Và khi bạn làm như vậy, bạn đồng thời bảo vệ con tránh khỏi cảm giác chúng là nguyên nhân của vụ ly hôn hoặc chúng bị người kia ghét bỏ.

Lời khuyên 6: Cha mẹ nên cùng chịu trách nhiệm về vụ ly hôn và có sự thống nhất trong thông điệp mà bạn gửi tới lũ trẻ.

Cuối cùng, thật khó để khuyên các bậc cha mẹ phải nói những câu nói có nội dung cụ thể như thế nào, phải an ủi con cụ thể ra sao… Hy vọng với những lời khuyên trên kết hợp cùng bản năng của những người làm cha làm mẹ, bạn sẽ tìm được hướng đi tốt nhất cho cả gia đình.

0