Bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM
Bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM Đề kiểm tra học kì 1 phần Tập làm văn lớp 6 Bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6 với đề ...
Bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM
Bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6
với đề bài kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em thời thơ ấu. Đề kiểm tra có kèm theo gợi ý, giúp các thầy cô có phương án ra đề thi thích hợp, các em học sinh tự luyện tập viết văn trên lớp cũng như ở nhà, nhằm học tốt môn Tập làm văn lớp 6.
Đề kiểm tra truyện dân gian học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM năm 2015 - 2016
Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2015 - 2016 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, TP. HCM
Bài viết số 2 lớp 6: Kể về một kỉ niệm hồi thơ ấu làm em nhớ mãi
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM |
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - HKI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút |
Bức tranh trên đã vẽ một trong những kỉ niệm vui tuổi thơ.
Tuổi thơ của mỗi con người luôn có những kỉ niệm đáng nhớ. Đó là một thời hồn nhiên không cần lo nghĩ đến quá nhiều thứ, đôi lúc nghĩ lại khiến em vui lắm, và chỉ muốn được xin trở về tuổi thơ dù chỉ một lần. Hãy viết một bài văn kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em thời thơ ấu.
Hướng dẫn chấm bài viết tập làm văn số 2 môn Ngữ văn lớp 6
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiểu bài văn kể chuyện
- Biết sử dụng các yếu tố phù hợp giúp làm rõ cảm xúc trong bài kể chuyện
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, ý văn rõ, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng, cảm xúc chân thật.
- Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
- Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn kể chuyện kết hợp với các yếu tố thực tế từ văn miêu tả và kể chuyện, học sinh có thể nêu suy nghĩ, tình cảm của mình về cô giáo mà mình yêu thích.
- Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Kỉ niệm đáng nhớ: có thể là kỉ niệm vui hoặc kỉ niệm buồn, hoặc kỉ niệm cho em một bài học sống...gắn với thời thơ ấu (một lần làm việc tốt, một lần mắc lỗi, một kỉ niệm vui..)
a) MB:
- Giới thiệu chung về hoàn cảnh dẫn đến kỉ niệm
- Cảm xúc chung của em về kỉ niệm đó.
b) TB: Kể diễn biến của sự việc
- Kể theo trình tự thời gian: Sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào
- HS có thể kết hợp trình tự thời gian, không gian, hoặc kể theo trình tự ngược thông qua hồi tưởng
c) KB
- Kết quả của sự việc
- Ý nghĩa và bài học em rút ra cho bản thân
- Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có)
C- Biểu điểm:
- Điểm 8-9: Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, ý văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, đặt câu, dùng từ, chữ viết đẹp, đúng chuẩn.
- Điểm 6-7: Nắm đúng thể loại, hoàn thành các yêu cầu về nội dung, bố cục rõ, cảm xúc tự nhiên, diễn đạt suôn sẻ, mắc 3-4 lỗi chính tả, chữ viết rõ.
- Điểm 5 : Bố cục đủ, hoàn thành tương đối các yêu cầu về nội dung, đôi chỗ ý văn, cảm xúc sơ sài, mắc 5-6 lỗi chính tả, chữ viết tương đối rõ.
- Điểm 3-4: Đủ các yêu cầu về nội dung, nhưng lời văn còn vụng về, thiếu cảm xúc cụ thể, chỉ diễn xuôi bài thơ, mắc không quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Vẫn hình thành được bố cục ba phần nhưng sơ sài (khoảng 15 dòng).
- Điểm 1-2: Chỉ viết một đoạn rồi bỏ hoặc lạc đề
- Điểm 0: Bỏ trắng, không làm.