05/02/2018, 11:25

Bài viết số 7 lớp 9 đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài tập làm văn số 7 nghị luận xã hội đề 1 lớp 9 mẫu suy nghĩ hoặc cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trong chương trình ngữ văn lớp 9 Ngô Tất Tố cũng được biết đến như là nhà văn của những người nông dân cùng khổ, các sáng ...

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài tập làm văn số 7 nghị luận xã hội đề 1 lớp 9 mẫu suy nghĩ hoặc cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trong chương trình ngữ văn lớp 9 Ngô Tất Tố cũng được biết đến như là nhà văn của những người nông dân cùng khổ, các sáng tác của ông phản ánh chân thực hiện thực xã hội 1930-1945 về số phạn cùng cực, lầm than và nghèo đói cũng như nổi bật phẩm chất cao đẹp, lương thiện chất phác của người nông dân lúc bấy giờ bằng ngòi bút thấm thía tinh thần nhân đạo sâu sắc. Cùng với Nam Cao, Thạch Lam hay Nguyễn Công Hoan là những cây bút tiêu biểu về đề tài người nông dân thế nhưng đến với Ngô Tất Tố người đọc vẫn tìm thấy những nét riêng, lại khám phá thêm được những nét riêng và nỗi khổ riêng của người nông dân Việt Nam, đặc biệt nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng những điển hình nghệ thuật đặc sắc sống mãi trong văn đàn nước ta, có thể nói chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn là một hình tượng điển hình như thế. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nêu suy nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu hoàn cảnh và nổi bật tính cách của chị Dậu, đánh giá được tài năng xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà văn. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ĐỀ 1 LỚP 9 SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU QUA ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Giới thiệu nhân vật chị Dậu. 2.THÂN BÀI: Hoàn cảnh sống của chị Dậu: Nhà chị vào hạng cùng đinh trong làng. Một đàn con nheo nhóc, ốm đói. Chồng bị đưa ra đình vì chưa nộp được thuế cho người chú đã mất. Chị đã phải bán đứa con và đàn chó để nộp thuế nhưng vẫn bị chèn ép, uống máu của lũ quan tham như hổ đói. Hành động và nhân cách của chị Dậu: Chị là một người phụ nữ nghèo khổ. Chị là một người mẹ giàu lòng yêu thương con, một người vợ dám hi sinh và đánh đổi cả mạng sống để cứu chồng. Chị là một người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, không sợ cường quyền, áp bức. 3.KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu. Khẳng định vẻ đẹp của chị Dậu cũng chính là vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Tài năng xây dựng hình tượng của nhà văn. BÀI VĂN TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ĐỀ 1 LỚP 9 NÊU SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU QUA ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ” Một tác phẩm chân chính là sự khám phá và sáng tạo cả về hình thức và nội dung. Đó cũng là sức hấp dẫn làm nên những trang truyện ngắn cuốn hút người đọc khi nó không chỉ gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về nhân sinh mà còn xây dựng được những điển hình nghệ thuật-hình tượng nghệ thuật đặc sắc, giá trị. Với “tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã gây được những tiếng vang trong lòng người đọc khi viết về người nông dân bằng việc xây dựng hình ảnh nhân vật chị Dậu. Chị Dậu là nhân vật chính của truyện, một người phụ nữ hiền lành, lương thiện nhưng gia cảnh cũng thuộc vào hạng cùng đinh trong làng. Chị bị đèn nén, chèn ép vì suất sưu chưa nộp cho người chú đã chết. Túng quẫn và cùng cực đến mức sau khi đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Qua hành động đầy cảm động ấy mới đủ thấy chị Dậu yêu thương và chăm sóc chồng như thế nào, bỏ mặc những đau khổ và uất ức chị bị dồn nén trong lòng vì nỗi thương con, nỗi đói khát và những sức ép của bức bách, cường quyền chị vẫn hi sinh hết tấm lòng chinh bạch, nghĩa tình cho chồng. Nhưng quy luật của cuộc sống là vậy, có áp bức, có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ. Đã đành dứt ruột phải bán chó, bán con ấy thế mà vẫn chưa thể cứu chồng ra ngoài, nếu không cứ bị tra tấn như vậy, chồng chị đến không giữ được mạng. ấy vậy mà chồng chị chỉ vừa được về nhà một lúc, bọn quan cai lệ đã vào túm cổ chồng chị định triệu ra đình chịu phạt. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, vậy là từ thế bị động chị đã chuyển sang thế chủ động bằng những lời thách thức đầy đanh thép: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ thế chủ động, chị vương lên ngang hàng, địa vị với chúng, đứng cao hơn áp bức cường quyền để giành lại công bằng, áp bức .Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như trước mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng ngã quèo ra đất, trông đê hèn và bạt nhược như những kẻ thua cuộc. Vậy là chị Dậu đã xuất hiện như một người cầm cán công lí và sự mạnh mẽ để đấu tranh cho giai cấp của người nông dân. Có thể nói bằng sự nắm bắt và miêu tả tâm lí nhanh nhạy, tinh tế và tấm lòng yêu thương, đồng cảm trân trọng với số phận người nông dân lúc bấy giờ, Ngô Tất Tố đã xây dựng nên hình ảnh chị Dậu-với hình ảnh này, ông dường như đã xui người nông dân nổi loạn. Chị Dậu giống như cả cái gốc, cái ngọn, cái rễ của cây dạ hương “Tắt đèn” ấy. Ngoài bài ra bài viết số 7 trong chương trình ngữ văn lớp 9 còn có 6 đề khác nữa các bạn có thể tham khảo thêm trong mục văn mẫu của vforum.vn hoặc tìm kiếm cho dễ nhé

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài tập làm văn số 7 nghị luận xã hội đề 1 lớp 9 mẫu suy nghĩ hoặc cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố trong chương trình ngữ văn lớp 9

Ngô Tất Tố cũng được biết đến như là nhà văn của những người nông dân cùng khổ, các sáng tác của ông phản ánh chân thực hiện thực xã hội 1930-1945 về số phạn cùng cực, lầm than và nghèo đói cũng như nổi bật phẩm chất cao đẹp, lương thiện chất phác của người nông dân lúc bấy giờ bằng ngòi bút thấm thía tinh thần nhân đạo sâu sắc. Cùng với Nam Cao, Thạch Lam hay Nguyễn Công Hoan là những cây bút tiêu biểu về đề tài người nông dân thế nhưng đến với Ngô Tất Tố người đọc vẫn tìm thấy những nét riêng, lại khám phá thêm được những nét riêng và nỗi khổ riêng của người nông dân Việt Nam, đặc biệt nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng những điển hình nghệ thuật đặc sắc sống mãi trong văn đàn nước ta, có thể nói chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn là một hình tượng điển hình như thế. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn nêu suy nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Với đề bài này, các bạn cần giới thiệu hoàn cảnh và nổi bật tính cách của chị Dậu, đánh giá được tài năng xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà văn. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ĐỀ 1 LỚP 9 SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU QUA ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
Giới thiệu nhân vật chị Dậu.

2.THÂN BÀI:
Hoàn cảnh sống của chị Dậu:

Nhà chị vào hạng cùng đinh trong làng.
Một đàn con nheo nhóc, ốm đói.
Chồng bị đưa ra đình vì chưa nộp được thuế cho người chú đã mất.
Chị đã phải bán đứa con và đàn chó để nộp thuế nhưng vẫn bị chèn ép, uống máu của lũ quan tham như hổ đói.

Hành động và nhân cách của chị Dậu:
Chị là một người phụ nữ nghèo khổ.
Chị là một người mẹ giàu lòng yêu thương con, một người vợ dám hi sinh và đánh đổi cả mạng sống để cứu chồng.
Chị là một người phụ nữ mạnh mẽ, can đảm, không sợ cường quyền, áp bức.

3.KẾT BÀI:
Nêu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu.
Khẳng định vẻ đẹp của chị Dậu cũng chính là vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam.
Tài năng xây dựng hình tượng của nhà văn.

BÀI VĂN TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ĐỀ 1 LỚP 9 NÊU SUY NGHĨ VỀ NHÂN VẬT CHỊ DẬU QUA ĐOẠN TRÍCH “TỨC NƯỚC VỠ BỜ”
Một tác phẩm chân chính là sự khám phá và sáng tạo cả về hình thức và nội dung. Đó cũng là sức hấp dẫn làm nên những trang truyện ngắn cuốn hút người đọc khi nó không chỉ gửi gắm những thông điệp ý nghĩa về nhân sinh mà còn xây dựng được những điển hình nghệ thuật-hình tượng nghệ thuật đặc sắc, giá trị. Với “tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã gây được những tiếng vang trong lòng người đọc khi viết về người nông dân bằng việc xây dựng hình ảnh nhân vật chị Dậu.

Chị Dậu là nhân vật chính của truyện, một người phụ nữ hiền lành, lương thiện nhưng gia cảnh cũng thuộc vào hạng cùng đinh trong làng. Chị bị đèn nén, chèn ép vì suất sưu chưa nộp cho người chú đã chết. Túng quẫn và cùng cực đến mức sau khi đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Qua hành động đầy cảm động ấy mới đủ thấy chị Dậu yêu thương và chăm sóc chồng như thế nào, bỏ mặc những đau khổ và uất ức chị bị dồn nén trong lòng vì nỗi thương con, nỗi đói khát và những sức ép của bức bách, cường quyền chị vẫn hi sinh hết tấm lòng chinh bạch, nghĩa tình cho chồng.

Nhưng quy luật của cuộc sống là vậy, có áp bức, có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ. Đã đành dứt ruột phải bán chó, bán con ấy thế mà vẫn chưa thể cứu chồng ra ngoài, nếu không cứ bị tra tấn như vậy, chồng chị đến không giữ được mạng. ấy vậy mà chồng chị chỉ vừa được về nhà một lúc, bọn quan cai lệ đã vào túm cổ chồng chị định triệu ra đình chịu phạt. Ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, vậy là từ thế bị động chị đã chuyển sang thế chủ động bằng những lời thách thức đầy đanh thép: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ thế chủ động, chị vương lên ngang hàng, địa vị với chúng, đứng cao hơn áp bức cường quyền để giành lại công bằng, áp bức .Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như trước mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng ngã quèo ra đất, trông đê hèn và bạt nhược như những kẻ thua cuộc. Vậy là chị Dậu đã xuất hiện như một người cầm cán công lí và sự mạnh mẽ để đấu tranh cho giai cấp của người nông dân.

Có thể nói bằng sự nắm bắt và miêu tả tâm lí nhanh nhạy, tinh tế và tấm lòng yêu thương, đồng cảm trân trọng với số phận người nông dân lúc bấy giờ, Ngô Tất Tố đã xây dựng nên hình ảnh chị Dậu-với hình ảnh này, ông dường như đã xui người nông dân nổi loạn. Chị Dậu giống như cả cái gốc, cái ngọn, cái rễ của cây dạ hương “Tắt đèn” ấy.

Ngoài bài ra bài viết số 7 trong chương trình ngữ văn lớp 9 còn có 6 đề khác nữa các bạn có thể tham khảo thêm trong mục văn mẫu của vforum.vn hoặc tìm kiếm cho dễ nhé
0