31/03/2021, 15:33

Bài văn thuyết minh về Hồ Gươm số 14 - 15 Bài văn thuyết minh về Hồ Gươm lớp 8 hay nhất

Hồ Gươm nước biếc mây trôi Lá reo đón gió, hoa cười ngậm trăng Trấn Ba Đình đứng ngàn năm Tháp rùa cổ kính rêu phong nét mờ Bốn mùa như một bài thơ Cúc Thu, gió Hạ, nụ tơ Xuân hồng Người đi lòng vẫn như lòng Hẹn nhau mai mốt về cùng Hồ Gươm”. Hồ Gươm đối với người dân đất Việt mà ...

Hồ Gươm nước biếc mây trôi
Lá reo đón gió, hoa cười ngậm trăng
Trấn Ba Đình đứng ngàn năm
Tháp rùa cổ kính rêu phong nét mờ
Bốn mùa như một bài thơ
Cúc Thu, gió Hạ, nụ tơ Xuân hồng
Người đi lòng vẫn như lòng
Hẹn nhau mai mốt về cùng Hồ Gươm”.


Hồ Gươm đối với người dân đất Việt mà nói là một nơi vô cùng gần gũi , không chỉ chứa đựng linh hồn dân tộc mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng bậc nhất Hà Thành bởi vẻ đẹp thanh thoát và sự cổ kính, phong trần .


Hồ gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích rộng khoảng 12ha , khá nông, độ sâu trung bình khoảng từ 1 đến 1,4 mét, chiều dài bờ hồ ước tính khoảng 1750 mét. Cùng với chiều dài của lịch sử, Hồ Gươm cũng nhiều lần "thay tên đổi họ ". Từ hồ Lục Thủy ( vì hồ có màu xanh trong quanh năm ), Hồ Thủy Quân ( dùng để diệt thủy binh), trong thời Lê Mạt đổi thành Hồ Tả Vọng , Hữu Vọng , đến nay qua thuyết Vua Lê trả gươm, hồ đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.


Thuyết kể rằng một người chài lưới ở Thanh Hóa tên Lê Thận kéo lưới được một chuôi kiếm dâng lên Lê Lợi, cùng thời gian ấy, Lê Lợi trên đường đi tuần trên rừng, nhặt được lưỡi kiếm lắp vào chuôi kiếm được dâng lên thì vừa như in. Nhờ kiếm ấy Lê Lợi đưa Khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắng giặc Minh, lên ngôi hoàng đế. Ít lâu sau, trên thuyền du ngoạn, ở dưới đáy hồ trong vắt hiện lên một luồng ánh sáng , theo đó là rùa vàng ngoi lên và nói với nhà vua rằng ". Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân ". Từ đó hồ lấy tên là Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.


Cách đây khoảng 6 thế kỉ dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Hiện nay, Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Nhà thờ, Bảo Khánh, Tràng Tiền, Hàng Khay,.. Vị trí ở trung tâm thủ đô này càng làm cho con người yêu thích đến chơi hồ.


Ở trung tâm hồ là Tháp rùa, được coi là biểu tượng đặc sắc nhất của Hồ Gươm, không một du khách nào có thể bỏ lỡ nơi đây được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 thì hoàn thiện, trên gò Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp rất đặc sắc. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng, tầng một và hai đều xây các cửa cuốn hình thuôn nhọn, duy chỉ có tầng ba mở một của hình tròn mặt phía đông và tầng đỉnh giống như một vọng lâu vuông vức. Tháp ở giữa hồ nên cổ kính rêu phong , mang hơi thở của sự cô tịch, trống vắng. Tháp Rùa cũng là nơi để rùa phơi nắng đẻ trứng, rùa trong tháp còn được ghi vào sách đỏ Việt Nam, nhân dân thường gọi là Cụ Rùa . Mỗi khi Cụ rùa nổi lên là có việc quốc gia đại sự, nhưng mấy năm gần đây do nguồn nước ô nhiễm nặng, Cụ Rùa thường xuyên được trục vớt và chữa trị các vết thương.


Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên là Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ Đền thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Đền là nơi linh thiêng, mỗi khi người dân có mong ước hay đến những ngày lễ tết đều đến đây cầu phúc cầu may cho gia đình người thân.


Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm " . Cầu Thê Húc duyên dáng nhịp nhàng là nơi se duyên cho những đôi trai gái đến nơi đây tụ hội.


trên bờ hướng Đông Bắc hồ là Đài Nghiên được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Với nhiều người sĩ tử Đài Nghiên quả là một nơi thiêng liêng mang đậm hơi thở tri thức , nhiều sĩ tử đi thi còn hay đến đây để thắp nén nhang cầu may mắn.


Ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương làđeenf thờ vua Lê. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ. Bức tượng oai phong lẫm liệt với khí thế của bậc đế vương gợi nhắc một thời huy hoàng những chiến thắng oai hùng đã qua của nhà Lê xưa. Bờ hồ tổ chức những trò chơi ghú vị cho du khách, những món quà lưu niệm in dấu vẻ đẹp của hồ với giá cả phải chăng . Con người nơi đây vô cùng thân thiện hiếu khách.


Tuy không phải là hồ lớn nhất của thủ đo Hà Nội nhưng hồ Gươm không chỉ đẹp về phong cảnh cổ kính phong trần hoài niệm mà còn là ấn tích một thời vàng son của dân tộcvaf là cảm hứng lãng mạn không dứt cho nhưg người nghệ sỹ . Như Nghuyễn Khuyến đã từng viết :


Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao....


Hồ Gươm quả là một danh lam thắng cảnh đáng chiêm ngưỡng của đất Bắc. Khách đến rồi đi nhưng tâm hồn họ vẫn sẽ vấn vương nét phong trần nơi đây.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

Cùng chủ đề
0