Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam số 8 - 12 Bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam lớp 9 hay nhất
Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần không nhỏ vào việc đồng ...
Khắp các làng quê Việt Nam trong mỗi vụ mùa chúng ta lại thấy bóng dáng của những chú trâu chăm chỉ làm việc trên những cánh đồng. Những con trâu đã giúp cho công việc cấy cầy ở mỗi vụ mùa của các bác nông dân được dễ dàng hơn. Trâu không chỉ gánh vác một phần không nhỏ vào việc đồng áng mà trâu còn đem lại rất nhiều lợi ích về mặt vật chất và tinh thần cho người nông dân ở các làng quê Việt Nam.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 - 400 kg (300 - 600kg) trâu đực: 400 - 450kg (350 - 700kg).... Vậy vị trí và vai trò của con trâu đã được coi là thứ hàng đầu của cơ nghiệp, hồi đó người ta chỉ cần xem nhà nào có nhiều trâu hay ít trâu là đủ để biết được gia cảnh của họ như thế nào. Đến tận bây giờ con trâu cũng vẫn được coi là thứ quý giá của người nông dân. Nó đem lại nhiều lợi ích về mặt vật chất.
Chúng sinh trưởng rất nhanh, trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn trâu cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45 - 47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 - 45%, ở đồng bằng là 20 - 25%. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 - 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa). Do trâu sinh trưởng nhanh và nhiều nên đem lại một phần lợi về kinh tế không nhỏ cho người nông dân. Một con trâu trưởng thành khoảng 4-5 triệu đồng.
Trâu không chỉ để bán mà nó còn được nuôi để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng 70 - 75 kg bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A một ngày cày 3-4 sào; loại B: 2 - 3 sào và loại C: 1,5 - 2 sào bắc bộ, kéo xe ở đường xấu tải trọng 400 - 500 kg, đường đồi núi thường một trâu kéo 0,5 - l,3m3 với đoạn đường 3 - 5km. Bởi trâu có sức mạnh và rất chăm chỉ nên dùng trâu để chở hàng và chở gỗ cùng đem lại rất nhiều nguồn lợi về kinh tế. Trâu còn có khả năng cho thịt rất cao: trâu cái có tỉ lệ xẻ thịt là 42%. Trâu thiến là 45% và trâu đực 2 tuổi là 48%. Khả năng cho sữa 400 - 500 lít sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9 - 10%. Đem bán thịt trâu cũng giúp cho người nông dân một khoản thu lớn. Người nông dân thường trồng xen cả những cây ăn quả, thức bón tốt nhất cho cây là phân ủ xanh. Trâu có khả năng cho phân cao: trong 24 giờ trâu 2 răng thải ra 10 kg phân, trâu 4 răng 12 kg và trâu trưởng thành 20 - 25kg. Chính vì khả năng cho phân cao như vậy nên người nông dân không phải mua phân bón và tiết kiệm được một số tiền không nhỏ. Trâu còn dùng cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, thuộc da làm trống...
Con trâu gắn bó với đời sống tinh thần của người nông dân như thế nào? Ai đã từng sống ở nông thôn đều đã từng gắn bó một phần tuổi thơ của mình với những cánh đồng lộng gió, với những cánh diều cao vút và đặc biệt là với những con trâu. Tôi tuy là người sống ở thị xã nhưng mỗi khi về quê vừa đến đầu làng đi ngang qua cánh đồng tôi đã thấy những tiếng cười đùa vui vẻ của những đứa trẻ trong làng. Chúng tụ tập thành một hội cùng cưỡi trâu thả diều, những cánh diều bay lên tận trời cao. Tuy cuộc sống của bọn trẻ có khó khăn nhưng nhờ những con trâu cánh đồng và những con diều cũng đủ làm chúng rất đỗi vui vẻ. Tuy cuộc sống của tôi có ổn định hơn những bạn trẻ ở làng quê nhưng hiếm khi tôi có được những giây phút vui vẻ đến như vậy. Cả tuổi thơ của trẻ em nông thôn gắn liền với những tình cảm yêu quý, gắn bó với những con trâu.
Không chỉ có gắn bó với tuổi thơ của trẻ em mà chúng còn không thể thiếu trong các lễ hội như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn... Các làng quê vẫn còn những phong tục tập quán gắn với con trâu, ở các dân tộc miền núi vẫn còn phong tục đua trâu. Người và trâu chiến thắng sẽ được chức vô địch. Trâu rất vinh dự được làm biểu tượng cho SEA GAMES 22 tổ chức tại Việt Nam là ngày hội thể thao lớn của khu vực.
Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam với các làng quê. Bấy nhiêu đã đủ để mọi người hiểu được tầm quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam của con trâu. Nó xứng đáng là biểu tượng tượng trưng cho làng quê Việt Nam và là niềm tự hào của một Việt Nam cường tráng.