24/05/2017, 12:25

Bài văn thuyết minh hay về chốn làng quê của Bác Tôn

Tháng giêng hai là mùa bắt ốc gạo ở các bãi cồn; tháng tư tháng năm là mùa giỏ chà cá trắng, cá đen roi rói đầy ắp khoang thuyền. Từ tháng tám đến tháng chạp là mùa tôm cá, lưới chài, vờn, đây. Ban ngày, dọc theo sông cái, ghe xuồng đánh cá san sát ngược xuôi. Tiếng gõ mái chèo, tiếng hò rộn ràng ...

Tháng giêng hai là mùa bắt ốc gạo ở các bãi cồn; tháng tư tháng năm là mùa giỏ chà cá trắng, cá đen roi rói đầy ắp khoang thuyền. Từ tháng tám đến tháng chạp là mùa tôm cá, lưới chài, vờn, đây. Ban ngày, dọc theo sông cái, ghe xuồng đánh cá san sát ngược xuôi. Tiếng gõ mái chèo, tiếng hò rộn ràng sông nước..

Bài làm

Mĩ Hòa Hưng là chốn làng quê thương yêu của Bác Tôn. Người thợ, người lính thủy, người chiến sĩ trung kiên ấy đã xa cố hương từ tuổi thanh niên, khi dấn thân vào con đường cách mạng đầy bão táp.

Mĩ Hòa Hưng với diện tích khoảng 15km2, một vùng quê hiền lành, trù phú nổi lên giữa lòng Hậu Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long mênh mông bát ngát.

Những cánh đồng lúa xanh rì, những dòng kênh hiền hòa uốn lượn, những miệt vườn xanh tươi hoà trái bốn mùa. Bà con dân cày ở đây cần cù và chất phác, bộc trực và dũng cảm, quen cầm cuốc, cầm cày, và đã bao phen cầm giáo cầm gươm, cầm tầm vông, mã tấu, súng ngựa trời kiên cường đánh Pháp rồi ‘đổng khởi’ đánh Mỹ. Bao mồ hôi và máu đã đổ xuống trên cù lao này, để dòng kênh mãi mãi ăm ắp nước ngọt phù sa, để cau, dừa, mía đậu phổng, đậu xanh... ngọt ngào tươi tốt. Mía Chợ, mía Gò Cát là đặc sản, mềm và ngọt nức tiếng gần xa. Nghề dệt chiếu, làm hàng thủ công mĩ nghệ rất phát triển.

Ngoài việc sạ lúa gặt hái, làm vườn, Mĩ Hòa Hưng quanh năm còn rộn ràng nghề đánh bắt thủy sản:

‘Bao phen quạ nhắn với diều Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm’.

Tháng giêng hai là mùa bắt ốc gạo ở các bãi cồn; tháng tư tháng năm là mùa giỏ chà cá trắng, cá đen roi rói đầy ắp khoang thuyền. Từ tháng tám đến tháng chạp là mùa tôm cá, lưới chài, vờn, đây. Ban ngày, dọc theo sông cái, ghe xuồng đánh cá san sát ngược xuôi. Tiếng gõ mái chèo, tiếng hò rộn ràng sông nước:

‘Bớcô má lúm đổng tiền,

Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa’.

hay:

'Thương chồng nấu cháo le le,

Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen’.

Những giàn lưới phơi giăng loáng nắng trên cồn nhỏ. Những ngọn đèn trên những chiếc xuồng câu tôm nhấp nháy, mờ tỏ trên dòng nước bạc. Tiếng búng ti  tách của bầy tôm, tiếng cá nhảy, tiếng chim lạc đàn kêu đêm... Những hình ảnh, âm thanh thân thuộc ấy của quê nhà đã in sâu vào tâm hổn và luôn mang theo trong trái tim khi người thủy thù lênh đênh bên trời Âu, khi người chiến sĩ cộng sản, chân tay mang nặng xích xiềng bị kè thù đẩy vào tù ngục...

Mấy chục năm xa cách cố hương, một chiều thu trở lại chốn quê, Bác Tôn - người con Mĩ Hòa Hưng đầu tóc bạc phơ bâng khuâng ngắm trời mây sông nước. Đứng trên cù lao, đưa mắt nhìn các hướng: Thị xã Long Xuyên, cù lao ông Chưởng, những con tàu giòng ghe chài như thân một con rết khổng lồ xuôi ngược trên mật sông lấp lánh bình lặng... Xóm nhỏ với mái nhà xưa, con đường làng và mái trường tuổi thơ,... lúc tỏ mờ, lúc thấp thoáng ẩn hiện... Nước mắt ứa ra...

Bầu trời xanh trong, những cánh chim chao nghiêng bay lượn, những cánh buồm nâu bạc phếch căng phồng, những con thuyền xuôi ngược... mỗi lần gặp người thân, bác Tôn lại thầm hỏi, thầm nhắc: ‘ơi... Mĩ Hòa Hưng, nhiều thương nhớ!...’.

Người con yêu quý ấy, người chiến sĩ cách mạng ấy, nay đã đi xa. Nhưng dòng kênh, ghe xuồng, bãi cồn, cây mía, trái cây... quê mẹ vẫn nhắc hoài nhắc mãi, vẫn  nhớ thương khôn nguôi, bổi hổi da diết...

-* Các em hầy đọc kĩ 3, 4 lần bài văn thuyết minh này, nhớ đi Sáu vào những  nét riêng của con người và cánh vật Mĩ Hòa Hưng dược giới thiệu và miêu tả với nhiều cầm xúc.

Nguồn:
0