24/05/2017, 12:25

Câu chuyện hay về việc mở mang dân trí ở vùng nông thôn

Thư viện có đến ba phòng đọc khang trang nằm trong một khu vườn cây trái sum suê giữa cánh đồng thôn Đồng Phúc, xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, mở cửa liên tục từ sáng sớm đến tối mịt mỗi ngày dể phục vụ hoàn toàn miễn phí cho bà con nông dân... (...) Chủ nhân của nó là một ...

Thư viện có đến ba phòng đọc khang trang nằm trong một khu vườn cây trái sum suê giữa cánh đồng thôn Đồng Phúc, xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, mở cửa liên tục từ sáng sớm đến tối mịt mỗi ngày dể phục vụ hoàn toàn miễn phí cho bà con nông dân...

(...) Chủ nhân của nó là một anh nông dân mới học hểt lớp Ba trường làng. Đây chính là câu chuyện mà tôi muôn kể cho các bạn nghe nói về người nông dân này.

Anh Trần Văn Chín, người khởi xướng và là "chủ xị" của thư viện làng này, kể: "Nhà nghèo, đông anh em, bản thân tồi cũng phải nghỉ học di phụ làm lò rèn trong thôn để kiếm sông. Nhưng tôi dam mê sách, báo từ thuở nhỏ và hiểu được những khó khăn, trở ngại nhiều mặt của người nông dân khi thiếu kiến thức. Ở quê đâu phải nhà nào cũng có ti vi, đài, tiền ăn còn phải dè sẻn từng đồng lấy đâu mà mua sách báo!"

Cuộc sống ít vốn chữ của anh dã đưa dẩy anh trôi nổi, lưu lạc khắp nơi, vào Nam, ra Bắc với đủ nghề buôn bán, làm thợ để mưu sinh. Anh kể: Cái chữ là cần lắm, tất cả những kiến thức mà anh học được đều từ sách, báo mà hễ rảnh tay là anh mượn sách, báo đọc ngấu nghiến. Anh Chín vào thành phô" Hồ Chí Minh làm thuê gần chục năm, học được cáỉ nghề chạm gỗ mĩ nghệ từ những người chủ tốt bụng. Chắt chiu, dành dụm ít lưng vốn, anh về Bắc từng bước tạo dựng sự nghiệp và mở được một xưởng mộc nhỏ ở huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Khi cái đói không còn hành hạ cái bụng nữa thì anh lại nghĩ về ý định lập một thư viện cho làng mình. Làm được dồng nào, ngoài việc trang trải kinh tế cho gia đình, anh Chín đều dồn vào mua sách, sưu tầm sách. Ớ đâu có sách hay, sách quý anh đều tìm đến mua cho bằng được. Có khi anh bỏ công đi xin lại các sách báo cũ mà các cơ quan bỏ đi.

Chị Vân, vợ anh Chín, kể: Chị rất ngạc nhiên khi thấy chồng mình hàng ngày cặm cụi đóng kệ sách ở xưởng mộc, lâu lâu chở về

một cái tủ, cái kệ to bất thường, rồi tự tay dọn các phòng, kê kệ, kê tủ, liệt kê sách. Khi hỏi ra, chị muốn té xỉu vì chồng quyết biến tư gia đầm ấm của gia đình làm nơi sinh hoạt công cộng của hàng trăm nông dân trong thôn!

Chị nói: "Ban đầu khó chịu lắm nhưng anh ấy đã quyết tâm rồi và tôi dần dần cũng thấm những câu chuyện khát khao kiến thức của bà con nông dân mà anh hay kể cho tôi nghe."

Thư viện làng mang tên Hưng Phúc, chính thức khai trương cuối tháng 3 năm 2005, sau nhiều năm anh Chín công phu sưu tầm, đi xin, mua sách ở khắp nơi với gần 3800 đầu sách, báo. Sách báo dược phân chia rất khoa học theo thư mục, chủ đề: chính trị, khoa học, xã hội, văn hóa nghệ thuật, pháp luật... Nhưng phong phú nhất là sách cập nhật kiến thức phổ thông phục vụ bà con nông dân như: Mẹo vặt hàng ngày; Chăm sóc và dạy con; Kiến thứ: nông nghiệp; Đạo làm người và xử thế... Đến cả sách nghiên cứu, tra khảo cho các em học sinh, cán bộ công chức như: Triết học Mác - Lênin; Đại Việt sử kí toàn thư... Mang tiếng là thư viện làng nhưng có những đầu sách rất quý hiếm xuất bản từ đầu thế kỉ XX, những sách chữ Nôm, chữ Hán đời Lý - Trần...

Nghe đồn thôn Đông Phúc có thư viện, nhiều nông dân ở cấc xã khác của huyện Thanh Oai cũng đạp xe hàng chục cây số đến đây để đọc sách, tìm tư liệu kiến thức nhà nông...

Các bạn thấy không? Tuy chỉ hết lớp Ba nhưng anh Chín, chủ nhân thư viện nông thôn, với những pho sách quý, giá trị hàng chục triệu đồng đã làm được những việc mà nhiều người có kiến thức hơn anh không làm được. Anh quả là người tài giỏi, đã góp sức lực nhỏ bé của mình chống lại cái nghèo nàn, lạc hậu, mở mang dân trí cho nhân dân.

Nguồn:
0